[Chuyên gia giải đáp] Chỉ số acid uric bao nhiêu là bị gout?
Nguyên nhân gây bệnh gout là do dư thừa lượng acid uric trong máu. Vậy chỉ s acid uric bao nhiêu là bị gout? đây là thắc mắc của rất nhiều người. Bài viết dưới đây, bác sĩ sẽ giúp bạn giải đáp câu hỏi này.
Chỉ số acid uric bao nhiêu là bị gout?
Acid uric là sản phẩm chuyển hóa tự nhiên trong cơ thể. Khi các tế bào chết đi, acid uric sẽ nhanh chóng chuyển hóa chất đạm thành nhân purin. Thông thường, acid uric sẽ được thận đào thải qua nước tiểu. Tuy nhiên, nếu con người ăn quá nhiều chất đạm, uống bia, rượu thường xuyên sẽ khiến cho chức năng thận bị suy giảm. Điều này dẫn đến lượng axit uric trong máu tăng cao.
Người bệnh gout cần tiến hành thực hiện xét nghiệm để xác định chỉ số axit bất thường trong máu. Bình thường, chỉ số acid uric sẽ giữ ở mức ổn định với nồng độ 7,0 mg/dl (420 micromol/l). Nếu cơ thể làm mất cân bằng hai quá trình tổng hợp và đào thải thì khả năng bệnh nhân sẽ mắc bệnh gout cao. Khi đó, người bệnh sẽ gặp phải rất nhiều các triệu chứng khó chịu do căn bệnh này gây ra.
Tùy thuộc vào kết quả xét nghiệm và độ tuổi, giới tính, những bệnh nhân mắc bệnh gout sẽ có chỉ số khác nhau. Thông thường, nam giới >7,0 mg/dl (hay trên 420 micromol/l) và ở nữ > 6,0mg/l (360 micromol/l). Ban đầu, nồng độ acid uric tăng cao nhưng chưa xuất hiện nhiều triệu chứng. Về sau, tinh thể urat lắng đọng sẽ gây viêm khớp cấp và hình thành bệnh gout.
Nguyên nhân khiến cho lượng acid uric trong máu tăng là do người bệnh cung cấp cho cơ thể quá nhiều thực phẩm có chứa lượng purin (thịt đỏ, cá, bia, rượu,…), béo phì, tập thể dục quá sức, giảm khả năng đào thải acid uric qua thận, sử dụng thuốc lợi tiểu, nghiện rượu, suy thận, chấn thương, suy giáp, ngộ độc chì,…
Căn cứ vào chỉ số acid uric có thể xác định chính xác mức độ mắc bệnh gout của bệnh nhân. Bên cạnh đó, thông qua chỉ số này, bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị thích hợp nhất cho người bệnh. Nếu bệnh nhân mắc bệnh gout ở mức độ nhẹ thì có thể cải thiện bệnh bằng chế độ ăn uống. Riêng những trường hợp nặng, người bệnh phải sử dụng thuốc điều trị để kiểm soát những cơn đau nhức do bệnh gây ra.
Mục đích của xét nghiệm acid uric
Để biết chính xác bản thân có mắc bệnh gout hay không, người bệnh cần phải tiến hành thực hiện một số xét nghiệm theo yêu cầu của bác sĩ chuyên khoa. Acid uric trong cơ thể sẽ nhanh chóng được đào thải qua thận, nước tiểu, mồ hôi. Tuy nhiên, nếu con người cung cấp quá nhiều thức ăn chứa purin cho cơ thể sẽ nhanh chóng khiến cho chỉ số acid uric trong máu tăng cao.
Khi tiến hành xét nghiệm huyết tương, người bệnh cần phải nhịn ăn từ 4 – 8 tiếng. Đồng thời, không được sử dụng thuốc, thực phẩm chức năng, đồ uống có cồn để đảm bảo kết quả được chính xác. Khi nồng độ acid uric vượt ngưỡng cho phép sẽ khiến cho người bệnh bị mắc bệnh gout. Nếu nhận thấy bản thân có các dấu hiệu của bệnh gout, bệnh nhân nên tiến hành thăm khám, xét nghiệm sớm để có biện pháp kiểm soát kịp thời.
Với căn bệnh này, bệnh nhân sẽ thường xuyên gặp phải những cơn đau dữ dội. Vùng xương khớp bị mắc bệnh gout bị sưng tấy, ửng đỏ, vô cùng khó chịu. Các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân gặp nhiều khó khăn do các khớp xương bị đau nhức liên tục. Nếu không tiến hành chữa trị, bệnh nhân sẽ rất dễ đối diện với hàng loạt các biến chứng nguy hiểm do bệnh gout gây ra.
Cần làm gì để giảm nồng độ acid uric trong máu?
Bệnh gout gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và đời sống sinh hoạt hàng ngày của con người. Việc tiến hành điều trị và kiểm soát bệnh gout là vô cùng cần thiết. Khi mắc phải căn bệnh này, người bệnh không nên quá lo lắng, gây ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh. Dưới đây là một số việc làm, người bệnh gout cần biết để giúp giảm nồng độ acid uric trong máu.
- Nếu acid uric tăng nhưng bệnh nhân không có bất cứ triệu chứng gì, người bệnh cần phải điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp.
- Trường hợp người bệnh bị tăng acid uric trên 12mg/dl thì cần sử dụng thuốc điều trị để kiểm soát bệnh.
- Nếu không sử dụng thuốc nhưng tế bào bị hủy quá nhiều, những bệnh nhân ung thư đang điều trị hóa trị, xạ trị cần phải sử dụng liệu pháp dự phòng để ngăn ngừa tình trạng tăng lượng axit uric trong máu, tránh bị suy thận.
- Bệnh nhân nên hạn chế ăn những thực phẩm có chứa nhiều chất đạm, bổ sung nhiều rau quả cho cơ thể để dễ dàng kiểm soát sự tăng nhanh của acid uric trong máu.
- Hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,…
- Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để hạn chế tình trạng kết tủa muối urat và tăng khả năng đào thải các độc tố cho cơ thể.
- Người bệnh gout có thể sử dụng nước ép trái cây, rau quả để tăng sức đề kháng cho cơ thể.
- Duy trì cân nặng, tránh tình trạng tăng cân, béo phì quá mức gây chèn ép các khớp xương
- Có thói quen sinh hoạt lành mạnh, không được thức quá khuya, căng thẳng, lo lắng quá mức
- Không được mang vác các vật nặng, làm việc ngồi lâu tại một chỗ khiến cho các khớp xương bị sưng tấy, đau nhức nhiều hơn
- Thường xuyện vận động nhẹ nhàng với những bài tập yoga phù hợp. Đồng thời, người bệnh không nên thực hiện các bài tập uốn dẻo với các động tác quá khó.
- Không được luyện tập thể dục thể thao quá sức hoặc áp dụng những bài tập gây ảnh hưởng đến xương khớp
- Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc uống khiến bệnh không khỏi mà chuyển biến nặng hơn. Bên cạnh đó, những loại thuốc được sử dụng có thể gây cản trở, khó khăn cho việc điều trị bệnh gout về sau.
Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn đọc biết được: Chỉ số acid uric bao nhiêu là bị gout? Căn cứ vào chỉ số này, bác sĩ sẽ có hướng điều trị thích hợp cho bệnh nhân. Tốt nhất, khi mắc bệnh gout, người bệnh nên sớm tiến hành điều trị, tránh các biến chứng phức tạp do bệnh gây ra. Việc sớm kiểm soát bệnh gout sẽ giúp bệnh nhân có thể sinh hoạt bình thường, tránh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Do đó, mọi người nên chủ động điều trị và phòng ngừa bệnh gout cho mình.