[Hướng dẫn] 5+ cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng cây xương rồng
Chữa thoát vị đĩa đệm bằng xương rồng là một trong những mẹo dân gian được nhiều người áp dụng. Bởi theo lưu truyền, phương pháp này có thể làm giảm nhanh các cơn đau vùng lưng. Đồng thời, cải thiện tình trạng tê cứng cột sống và giảm sung đỏ do huyết ứ. Tuy nhiên, xương rồng là thảo dược có tính độc. Nên người bệnh cần hết sức thận trọng khi sử dụng cách này. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng cây xương rồng an toàn, hiệu quả.
Tìm hiểu tác dụng chữa thoát vị đĩa đệm của xương rồng
Xương rồng là cây thân thảo mọng nước thường được trồng làm cảnh hoặc làm hàng rào. Ngoài ra, nhân dân còn sử dụng thảo dược này để điều trị một số chứng bệnh thường gặp.
Theo y học cổ truyền, xương rồng có vị đắng, tình hàn, có độc, thân cây có tác dụng sát trùng, tiêu thũng và thông tiện. Lá có đặc tính giải độc hành ứ, thanh nhiệt và hóa trệ. Xương rồng thường được sử dụng để trị viêm dạ dày – ruột cấp tính, xơ gan cổ trướng, sâu răng, mụn nhọt và đau nhức xương khớp do các vấn đề cơ xương khớp gây ra như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, loãng xương, thoái hóa khớp,…
Mặc dù chưa được nghiên cứu cụ thể về hiệu quả giảm đau nhưng các nghiên cứu sơ bộ cho thấy, heterosid flavonic trong chất nhầy của xương rồng có tác dụng tiêu viêm khá hiệu quả. Chính vì vậy, các bài thuốc từ thảo dược này có thể giảm nhẹ cơn đau ở cột sống và một số triệu chứng đi kèm.
Tuy nhiên, bài thuốc chữa thoát vị đĩa đệm bằng xương rồng chỉ có tác dụng hỗ trợ cải thiện cơn đau, sưng đỏ và tê cứng cột sống. Do đó, chỉ nên áp dụng cách chữa này khi cơn đau có mức độ nhẹ đến trung bình. Trường hợp đau nặng, đau dữ dội và đi kèm với biến chứng yếu liệt chi, nên tìm gặp bác sĩ để được thăm khám, dùng thuốc và can thiệp các biện pháp ngoại khoa trong trường hợp cần thiết.
Hướng dẫn 5 cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng xương rồng
Xương rồng là vị thuốc có độc tính. Do đó khi sử dụng thảo dược này điều trị thoát vị đĩa đệm, bệnh nhân cần thực hiện đúng cách để đảm bảo hiệu quả và hạn chế các tác dụng không mong muốn.
Dưới đây là 5 cách dùng xương rồng chữa thoát vị đĩa đệm được lưu truyền rộng rãi trong dân gian:
1. Bài thuốc chườm đắp từ xương rồng
Nhân dân thường sử dụng xương rồng non để xào nóng, sau đó chườm đắp lên vùng lưng và xương sống bị đau nhức. Nhiệt độ ấm từ lá xương rồng có tác dụng tăng tuần hoàn máu, cải thiện tình trạng viêm và làm giãn không gian giữa các đốt sống. Khi chườm đắp, tinh chất từ dược liệu sẽ dễ dàng thẩm thấu qua lỗ chân lông, vào mạch máu và hỗ trợ kiểm soát cơn đau do thoát vị đĩa đệm gây ra.
Ngoài tác dụng hỗ trợ giảm đau thắt lưng và cổ vai gáy do thoát vị đĩa đệm gây ra, bài thuốc này còn được áp dụng cho những trường hợp đau và tê cứng cột sống do thoái hóa cột sống, đau mỏi vai gáy, đau nhức do thay đổi thời tiết,… Vì là bài thuốc dùng ngoài nên cách chữa này tương đối an toàn, dễ thực hiện và phù hợp với nhiều đối tượng.
Hướng dẫn thực hiện:
- Chuẩn bị 1 ít cành non xương rồng, đem cạo bỏ gai và giã nát
- Sau đó cho vào chảo xào nóng, dùng khăn vải bọc lại và chườm lên vùng đau nhức cho đến khi xương rồng nguội hoàn toàn
- Nên thực hiện 1 – 2 lần/ ngày (nên chườm trước khi đi ngủ để hạn chế tình trạng cứng cột sống vào sáng sớm sau khi ngủ dậy)
2. Bài thuốc sắc từ xương rồng
Xương rồng ông (xương rồng 3 khía) là thảo dược có độc tính. Do đó, nhân dân chỉ sử dụng xương rồng bà có gai để làm thuốc sắc uống. Xương rồng bà có gai có vị đắng, tính mát, không chứa độc, tác dụng tán ứ, hoạt huyết, chỉ thống và tiêu thũng. Đặc biệt, thảo dược này chứa chất chống viêm heterosid flavonic.
Với đặc tính chống viêm và tăng tuần hoàn máu, bài thuốc sắc từ xương rồng có thể giảm hiện tượng viêm đỏ, cải thiện cơn đau và một số triệu chứng đi kèm ở đĩa đệm bị tổn thương. Theo kinh nghiệm dân gian, bài thuốc này còn có thể giảm đau và làm tan máu bầm do té ngã, chấn thương.
Hướng dẫn thực hiện:
- Sử dụng lá xương rồng bà có gai tươi, đem cắt bỏ gai, rửa sạch và thái nhỏ
- Sau đó đem phơi khô, sao vàng hạ thổ
- Mỗi lần dùng 1 nắm sắc uống, chia thành nhiều lần uống và dùng hết trong ngày
- Nên dùng liên tục trong 15 ngày, sau đó ngưng 1 tháng và lặp lại liệu trình để cơn đau thuyên giảm hoàn toàn
3. Kết hợp giữa xương rồng và ngải cứu, dây tơ hồng
Dây tơ hồng (thỏ ty tử) là vị thuốc trong y học cổ truyền. Thảo dược này có vị ngọt cay, tính hơi ấm và không có độc, tác dụng cường âm, kiện cốt, dưỡng cơ và chỉ tả. Chính vì vậy, dây tơ hồng thường được sử dụng để giảm đau nhức xương khớp và hỗ trợ phục hồi tổn thương do xương, gân cơ.
Bên cạnh đó, bài thuốc này còn được bổ sung thêm ngải cứu – thảo dược quen thuộc trong các bài thuốc chữa đau nhức lưng. Ngải cứu có vị cay đắng, tính ấm, tác dụng hoạt huyết, khứ ứ và tán hàn thấp. Kết hợp cả 3 dược liệu này giúp giảm tình trạng sưng viêm ở cột sống, cải thiện cơn đau, tê bì và cứng cột sống.
Hướng dẫn thực hiện:
- Chuẩn bị xương rồng bà, cúc tần, ngải cứu và dây tơ hồng
- Rửa sạch dược liệu, cắt nhỏ và để ráo
- Sau đó cho tất cả vào chảo, sao nóng, bọc trong túi vải và chườm lên các vùng đau nhức
- Nên chườm cho đến khi túi chườm hết nóng, thực hiện đều đặn 2 – 3 lần/ ngày để kiểm soát cơn đau hoàn toàn
4. Bài thuốc chườm từ xương rồng và muối
Bài thuốc chườm đắp từ xương rồng đơn lẻ không giữ được độ ấm lâu. Do đó, bệnh nhân thường phải sao lại nhiều lần để giảm cơn đau triệt để. Để khắc phục tình trạng này, nhân dân có thể kết hợp xương rồng với muối hạt. Muối có tác dụng giữ nhiệt lâu, từ đó có thể làm giãn mao mạch, nới rộng không gian giữa các đốt sống và giải phóng chèn ép lên đĩa đệm bị tổn thương.
Ngoài ra, muối còn có tác dụng sát trùng và dẫn thuốc vào kinh mạch. Kết hợp xương rồng cùng với dược liệu này giúp tăng hiệu quả giảm đau rõ rệt.
Hướng dẫn thực hiện:
- Cắt bỏ gai xương rồng, sau đó rửa sạch và thái nhỏ
- Cho vào chảo sao nóng cùng với muối cho đến dược liệu khô và dậy mùi
- Cho tất cả vào túi vải và chườm đắp lên vùng đau nhức
- Nên chườm từ 1 – 2 lần/ ngày để giảm đau nhức vùng lưng và cải thiện khả năng vận động
5. Dùng các món ăn từ xương rồng
Ngoài những bài thuốc trên, bệnh nhân cũng có thể sử dụng các món ăn từ xương rồng để cải thiện sức khỏe và hỗ trợ điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm. Nhân dân thường sử dụng xương rồng tai thỏ để chế biến món ăn vì thảo dược này không chứa độc và cung cấp cho cơ thể vô sô thành phần dinh dưỡng đa dạng, dồi dào.
Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy, các món ăn từ xương rồng có tác dụng giảm viêm, hỗ trợ cải thiện đau nhức xương khớp, điều hòa đường huyết và nồng độ cholesterol trong cơ thể. Vì vậy, bệnh nhân hoàn toàn có thể sử dụng các món ăn từ thảo dược này để làm giảm các triệu chứng do thoát vị đĩa đệm gây ra.
Một số món ăn từ xương rồng bệnh nhân có thể thực hiện:
- Món xương rồng luộc: Chuẩn bị khoảng vài lá xương rồng thỏ, đem cắt gai, rửa sạch và thái thành từng miếng vừa ăn. Sau đó đem luộc cho đến khi xương rồng chuyển sàng màu vàng. Dùng xương rồng luộc ăn cùng với các món ăn thông thường. Món ăn này có vị chua nhẹ giống dưa cải muối.
- Canh xương rồng: Chuẩn bị vài lá xương rồng, tôm (hoặc có thể thay thế bằng cá), cà chua, hành và gia vị. Đem xương rồng cắt bỏ gai, thái nhỏ và luộc sơ qua cho hết nhờn. Cho dầu vào nồi, xào sơ với hành và cà chua để dậy mùi. Sau đó cho tôm vào xào cho săn lại, thêm 1 tô nước đầy và đun cho sôi. Sau đó, cho xương rồng vào, đun sôi thêm lần nữa, nêm nếm gia vị và dùng ăn khi nóng.
- Xương rồng xào: Chuẩn bị cà chua, rau thơm, gia vị và xương rồng tai thỏ. Đem cắt bỏ gai, rửa sạch, thái nhỏ và luộc sơ xương rồng. Sau đó cho vào xào chung với hành và cà chua đến khi gần chín, nêm nếm gia vị và đảo thêm vài lần rồi tắt bếp. Nên dùng món ăn này khi còn nóng.
Lưu ý khi chữa thoát vị đĩa đệm bằng cây xương rồng
Cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng xương rồng thích hợp với trường hợp bệnh mới phát, cơn đau có mức độ nhẹ và chưa phát sinh biến chứng. Các bài thuốc và món ăn từ thảo dược này có thể cải thiện cơn đau, giảm tê cứng cột sống và tăng tốc độ phục hồi đĩa đệm bị tổn thương.
Tuy nhiên trước khi áp dụng, bệnh nhân nên lưu ý một số vấn đề sau:
- Cách chữa từ xương rồng chỉ có tác dụng hỗ trợ và hoàn toàn không thể thay thế cho các biện pháp y tế. Do đó, bệnh nhân không nên quá phụ thuộc vào các chữa từ nguyên liệu tự nhiên.
- Xương rồng ông (xương rồng ba khía) có chứa độc. Vì vậy khi sử dụng, cần thận trọng để tránh mủ dính vào mắt, mũi và những vùng da nhạy cảm.
- Chỉ nên áp dụng bài thuốc chườm đắp bằng xương rồng. Các bài thuốc uống chưa được nghiên cứu cụ thể về hiệu quả và độ an toàn đối với sức khỏe.
- Đa phần các cách chữa từ thảo dược tự nhiên đều phụ thuộc nhiều vào cơ địa và cho hiệu quả khá chậm. Do đó, bệnh nhân nên kiên trì áp dụng để nhận thấy những chuyển biến tích cực. Trong trường hợp cơn đau không thuyên giảm hoặc có xu hướng nghiêm trọng hơn, nên tìm gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn điều trị.
- Thoát vị đĩa đệm là vấn đề xương khớp có liên quan đến quá trình lão hóa. Vì vậy bệnh lý này gần như không thể điều trị hoàn toàn. Để kiểm soát tiến triển của bệnh, bệnh nhân nên kết hợp các biện pháp y tế với lối sống lành mạnh và khoa học.
Cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng cây xương rồng có ưu điểm lành tính, dễ thực hiện và chi phí thấp. Tuy nhiên, cách chữa này cho hiệu quả tương đối hạn chế và không thực sự mang lại tác dụng đối với trường hợp bệnh nặng. Do đó, bệnh nhân nên tìm gặp bác sĩ và điều trị theo hướng dẫn để kiểm soát triệu chứng và tiến triển của bệnh.