[Giải đáp từ chuyên gia] Đau dây thần kinh tọa có nên đi bộ không?
Đau dây thần kinh tọa có nên đi bộ không? Đi bộ khi bị đau dây thần kinh tọa sao cho đúng cách và hiệu quả? Bài viết sẽ giúp bạn giải đáp.
Theo chuyên gia y tế, đau dây thần kinh toạ là tình trạng xuất hiện các cơn đau khó chịu gây ảnh hưởng rất nhiều tới hoạt động và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Hoạt động không đúng cách có thể dẫn đến những biến chứng vô cùng nguy hiểm. Ảnh hưởng đến sức khoẻ của người bệnh.
Bị đau dây thần kinh tọa có nên đi bộ không?
Các chuyên gia y tế giải đáp rằng, người bị đau dây thần kinh toạ nên duy trì thói quen đi bộ mỗi ngày. Mặc dù tình trạng của bệnh sẽ khiến cho việc đi bộ trở nên khó khăn, nhưng nếu dành một chút thời gian để đi bộ mỗi ngày sẽ giúp cơ thể trở nên bớt ù lì và mệt mỏi. Đồng thời, đi bộ thường xuyên còn giúp cải thiện sức khoẻ và hỗ trợ điều trị bệnh.
Khi không vận động, các cơn đau sẽ có xu hướng giảm dần, khiến người bệnh lầm tưởng rằng việc nghỉ ngơi không vận động sẽ tốt đối với người bị đau thần kinh toạ. Tuy nhiên, nếu thường xuyên ngồi một chỗ mà không hoạt động sẽ khiến cho dây thần kinh toạ rơi vào trạng thái nửa thân dưới bại liệt.
Duy trì thói quen vận động là một cách thức đơn giản trong việc điều trị các bệnh lý xương khớp cũng như tất cả các bệnh lý khác. Việc vận động sẽ giúp cho cơ thể được thư giãn, các khớp xương được linh hoạt và hỗ trợ cải thiện các triệu chứng cơ cứng khớp, đau nhức và tê bì.
Có thể nói, đi bộ là một bài tập đơn giản, bởi nó sẽ tác động lên toàn bộ phận chi dưới và cả cơ thể giúp cho các khớp xương được linh hoạt, giãn ra. Từ đó thúc đẩy các dây thần kinh toạ không những không bị chèn ép mà còn giúp lưu thông mạch máu để không phải bị ứ trệ gây đau nhức và đào thải chất độc.
Hơn nữa, duy trì việc đi bộ giúp các sụn khớp được linh hoạt, cải thiện sức bền, xương khớp trở nên khoẻ mạnh hơn. Đồng thời, các rễ thần kinh bị chèn ép cũng được giải phóng, giúp hạn chế và ngăn ngừa hình thành các gai xương cũng như hiện tượng thoát vị đĩa đệm.
Ngoài ra, đối với người bị đau dây thần kinh toạ, việc đi bộ đều đặn mỗi ngày còn mang đến nhiều lợi ích như:
- Đi bộ thường xuyên sẽ giúp cho khớp háng, hệ cơ chân và khớp chân được vận động. Bởi việc vận động không chỉ giúp giảm đau nhức cơ, giãn xương khớp mà còn giúp giảm áp lực lên dây thần kinh toạ nhằm làm giảm hiện tượng khô cứng khớp, đau mỏi khớp, khó khăn trong quá trình vận động.
- Đi bộ còn giúp khôi phục và tăng cường sức mạnh hệ cơ bắp ở chân mà không làm căng cơ quá mức.
- Giúp làm giảm các triệu chứng, cải thiện tình trạng bệnh và ngăn ngừa bệnh phát triển.
- Duy trì việc đi bộ còn giúp bệnh nhân cảm thấy thư giãn, giảm được tình trạng căng thẳng và stress.
Đi bộ đúng cách hỗ trợ điều trị bệnh đau dây thần kinh toạ
Mặc dù việc đi bộ mang đến nhiều lợi ích vô cùng tuyệt vời. Tuy nhiên, việc đi bộ sao cho đúng cách nhằm mang lại hiệu quả chữa bệnh là điều ít người biết đến. Vì vậy, người bệnh cần ghi nhớ những nguyên tắc sau đây trong việc áp dụng cách thức đi bộ dành cho người bị đau dây thần kinh toạ như sau:
1. Chuẩn bị trước khi đi bộ
Để việc đi bộ giúp bạn trở nên thoải mái thì bạn cần chuẩn bị một vài điều trước khi bước vào bài tập đi bộ như:
- Nên lựa chọn các loại quần áo thoáng mát, rộng rãi để tránh gây nóng bức và khó chịu trong quá trình đi bộ.
- Chọn mua loại giày thể thao phù hợp, vừa kích thước và không gây khó chịu mỗi khi di chuyển.
- Không gian đi bộ phải thoáng mát, trong lành, ít tiếng ồn, địa hình phải bằng phẳng, không gồ ghề khó đi lại.
- Ăn nhẹ và không ăn quá no trước khi đi bộ khoảng 30 phút đến 1 tiếng.
- Cần mang theo nước trong quá trình đi bộ.
2. Khởi động trước khi đi bộ
Đối với bài tập nào cũng vậy, khởi động là một trong những thao tác cần phải được thực hiện trước. Việc khởi động sẽ giúp cho cơ thể nóng lên để có thể dễ dàng thích nghi khi bước vào giai đoạn vận động mạnh hơn và kéo giãn các cơ khớp. Đồng thời, giúp làm tăng độ đàn hồi của xương, kích thích quá trình lưu thông máu và hỗ trợ tối đa để việc đi bộ hiệu quả.
Không những vậy, việc đi bộ còn giúp hạn chế các chấn thương khi cơ thể đột ngột thay đổi thể chất và ngăn ngừa được sự chèn ép dây thần kinh. Bạn có thể khởi động trước khi bước vào bài tập đi bộ khoảng 10 – 15 phút bằng các động tác như: Xoay hông, xoay khớp gối, nâng cao đùi,…
3. Kỹ thuật đi bộ
Người bị đau dây thần kinh toạ cần phải tuân thủ cường độ và kỹ thuật hợp lý khi bước vào bài tập đi bộ. Nếu người bệnh đi bộ không đúng kỹ thuật thì có thể gây ra những tổn thương và thậm chí khiến cho tình trạng của bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Vì vậy, người bệnh cần tuân thủ kỹ thuật đi bộ như sau:
- Trước khi đi bộ cần khởi động khoảng 10 – 15 phút để làm nóng cơ thể.
- Khi mới áp dụng bài tập đi bộ thì người bệnh nên đi một cách nhẹ nhàng và chậm rãi. Sau đó thì dần dần có thể đi nhanh hơn với cường độ cao hơn, tuỳ theo thể lực và sức chịu đựng của người bệnh.
- Nên đi một cách nhẹ nhàng, giữ cho lưng, đầu và vai thẳng, thả lỏng chân tay không di chuyển quá nhanh hoặc bước quá dài.
4. Thời gian đi bộ
Người bị đau dây thần kinh toạ cũng nên lưu ý đến vấn đề thời gian. Vì nếu thời gian tập luyện quá lâu cùng với cường độ cao mà không tự lượng sức thì có thể sẽ dẫn đến những tác dụng ngược trong việc điều trị bệnh. Do đó, người bệnh cần lưu ý đến thời gian đi bộ như sau:
- Thời gian đầu khi mới đi bộ thì người bệnh có thể đi mỗi ngày từ 20 – 30 phút và một tuần có thể đi bộ khoảng 3 – 4 buổi tuỳ theo thể trạng.
- Đến khi quen dần, cơn đau nhức được cải thiện thì người bệnh có thể tăng lên với cường độ khoảng 45 phút – 1 tiếng.
- Thời điểm tốt nhất để đi bộ là vào buổi sáng sớm hoặc chiều muộn sau khi tan ca.
- Trong quá trình đi bộ, nếu gặp phải các triệu chứng như mệt mỏi, đau nhức thì cần nghỉ ngơi ngay và điều chỉnh thời gian cũng như cường độ tập luyện.
5. Kết hợp với những bài tập khác
Bên cạnh việc đi bộ thì người bệnh cũng có thể đa dạng các bài tập khác giúp tác động toàn diện đến nhiều cơ quan trong cơ thể để từ đó tình trạng của bệnh có những tiến triển tích cực hơn.
Tuy nhiên, có những ngày chân cảm thấy đau nhức và bạn không thể đi bộ thì có thể áp dụng các động tác yoga nhằm cải thiện khớp háng, các đốt sống thắt lưng cũng như làm giảm cơn đau do chèn ép rễ thần kinh toạ. Hoặc để nâng cao hiệu quả điều trị thì người bệnh có thể đi bộ vào buổi sáng và tập yoga vào buổi tối.
Trên đây là những thông tin giải đáp thắc mắc đến người đọc về việc bị đau dây thần kinh toạ có nên đi bộ không. Tuy nhiên, để đạt được kết quả tốt nhất thì người bệnh cần áp dụng bài tập đi bộ theo đúng sự chỉ dẫn của bác sĩ để tránh gặp phải những triệu chứng nặng nề do đi bộ gây ra.