[Phụ huynh nên biết] Đau khớp gối ở trẻ em cảnh báo bệnh lý nguy hiểm
Đau khớp gối ở trẻ em tuy không phải là tình trạng phổ biến. Tuy nhiên, nó lại là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý nguy hiểm đối với trẻ. Để giúp trẻ phát hiện và điều trị kịp thời, tránh gây nên những biến chứng nghiêm trọng, các bậc phụ huynh nên nắm rõ một số thông tin dưới đây.
Đau khớp gối ở trẻ em cảnh báo bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Đau khớp gối đa phần xuất hiện nhiều ở những người trung niên, lớn tuổi, tuy nhiên vẫn có một số trường hợp căn bệnh này lại gặp ở các em nhỏ. Cũng vì vậy mà các bậc phụ huynh không nên chủ quan mà hãy lưu ý đến các biểu hiện của con để có phương pháp điều trị kịp thời, tránh để bệnh biến chứng nặng hơn gây nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ.
Đau khớp gối ở trẻ em có thể xuất hiện từ nhiều nguyên nhân, một số cảnh báo về bệnh lý có thể gặp ở trẻ mà phụ huynh cần lưu ý như:
1. Khối u ở khớp gối
Khi trẻ em hay có biểu hiện đau khớp gối vào ban đêm thì đây cũng có thể là do xuất hiện một số khối u nang nằm trong bao hoạt dịch ở khớp gối. Những khối u này đa số sẽ lành tính và không gây ra các triệu chứng lâm sàng khác, ngoài các cơn đau nhẹ hàng đêm.
Tình trạng xuất hiện khối u ác tính sẽ rất hiếm gặp ở trẻ em. Tuy nhiên nếu xuất hiện trường hợp này, trẻ sẽ cảm thấy đau nhức khớp gối liên tục, làm cho các mô mềm và xương ở khớp gối bị phá hủy dần.
Đối với tình trạng này, dù là khối u ác tính hay lành tính điều sẽ có nguy có biến chứng trở thành ung thư xương. Vì thế, các bậc phụ huynh nên sớm đưa trẻ đến bệnh viện hoặc cơ sở chuyên môn gần nhất để được chẩn đoán chính xác.
2. Mô mềm ở khớp gối bị chấn thương
Khi trẻ hoạt động mạnh và sử dụng nhiều đến khớp gối sẽ có nguy cơ dẫn đến chấn thương các mô mềm ở vùng này. Tình trạng này sẽ làm đứt dây chằng, xuất huyết bên trong hoặc nứt khớp gối. Đây cũng là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau khớp gối ở trẻ.
Ngoài ra, khi các tổn thương ảnh hưởng đến sụn sẽ dễ dẫn đến tình trạng khớp cứng, đau nhức, gây ảnh hưởng đến khả năng vận động của bệnh nhân. Tuy vậy, khi trẻ bị chấn thường, bạn có thể cải thiện bằng cách cho bé nghỉ ngơi, hạn chế vận động và hỗ trợ chăm sóc tại nhà.
Lưu ý khi thấy đầu gối có dấu hiệu nhô ra, các vị trí thay đổi và sưng to hơn thì phụ huynh nên đưa bé đến ngay cơ sở gần nhất để được khám chữa trị kịp thời.
3. Bệnh bạch cầu
Đau khớp gối ở trẻ cũng là một dấu hiệu cảnh báo về bệnh bạch cầu. Căn bệnh này là một dạng của chứng ung thư máu diễn ra ở tủy xương. Loại ung thư này xuất hiện khá phổ biến ở trẻ em. Bên cạnh triệu chứng đau nhức khớp gối, bệnh bạch cầu còn có một số triệu chứng có thể nhận biết như:
- Cơ thể bị bầm tím, dễ bị chảy máu.
- Đau dạ dày
- Thiếu máu.
- Các tình trạng nhiễm trùng
- Sốt liên tục hoặc tái phát nhiều lần.
- Hạch bạch huyết bị sưng phù
- Khó thở hoặc xuất hiện các biểu hiện của viêm phế quản mãn tính.
Nếu thấy trẻ bị đau khớp gối và kèm theo những biểu hiện này thì bố mẹ nên nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện để kiểm tra và sớm biết được mức độ bệnh của trẻ.
4. Trật khớp xương bánh chè
Khi trẻ xuất hiện các triệu chứng đau nhức ở xương bánh chè, khớp bị cứng hoặc các hoạt động bị hạn chế đi thì cũng có thể trẻ đang bị trật khớp xương bánh chè. Một số tình huống nặng sẽ gây biến dạng hoặc đầu gối nhô hẳn ra bên ngoài. Đồng thời, nếu trẻ bị vỡ xương bánh chè hay nứt xương thì cần cố định lại bằng nẹp hoặc dây y tế để không làm ảnh hưởng đến vị trí bị tổn thương. Ngoài ra, trẻ cũng cần nghỉ ngơi và chăm sóc cẩn thận, kèm với các bài tập chức năng để sớm hồi phục.
Đối với trường hợp này trẻ cần được đưa ngay đến bệnh viện để được chuyên gia chăm sóc và điều trị sớm giúp trẻ giảm đau và cải thiện nhanh chóng hơn.
5. Viêm khớp dạng thấp thiếu niên
Bệnh viêm khớp dạng thấp thiếu niên có thể dễ gặp ở những trẻ từ 6 tháng đến 16 tuổi. Các cơn đau nhức, nóng rát, vùng da bị đỏ ở khớp gối có thể là dấu hiệu cảnh báo viêm khớp dạng thấp thiếu niên. Bệnh này nếu kéo dài có thể dẫn đến một số triệu chứng như cơ thể suy nhược, khả năng vận động bị hạn chế, mắt mờ hoặc viêm màng bồ đào.
Tuy nhiên, tình trạng viêm khớp dạng thấp ở trẻ em sẽ dễ điều trị hơn so với người lớn, nó có thể cải thiện dần sau quá trình điều trị đúng chuẩn. Mặc dù thế, các bậc phụ huynh cũng nên lưu ý và cẩn thận vì cũng có một số tình trạng bệnh biến chứng thành mãn tính gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến vận động khớp gối của trẻ nhỏ.
6. Lupus ban đỏ hệ thống
Lupus ban đỏ hệ thống tuy không phổ biến ở trẻ em nhưng có thể xuất hiện ở một số trẻ vị thành niên. Chứng bệnh này là hiện tượng rối loại tự miễn dịch làm ảnh hưởng đến hầu hết các cơ quan, và thường xuất hiện ở bé gái.
Khi mắc phải bệnh này, trẻ sẽ có biểu hiện như đau nhức, cứng hoặc sưng các khớp và cả khớp gối. Kèm theo đó cảm thấy hay mệt mỏi, da phát ban ở các vùng như cánh mũi, má. Ngoài ra, còn có hiện tượng sốt hoặc rụng tóc bất thường.
Nếu cảm thấy có dấu hiệu của căn bệnh này bạn nên chẩn đoán và sớm tìm ra phương pháp chữa trị phù hợp để bệnh không bị nặng hơn.
7. Nhiễm trùng
Các triệu chứng như viêm, đau hoặc sưng khớp gối ở trẻ có thể cảnh báo về sự nhiễm trùng vi khuẩn ở đầu gối. Tuy tình trạng này ít gặp ở trẻ nhưng cũng có nguy cơ để lại các biến chứng nghiêm trọng.
Những dấu hiệu cảnh báo như:
- Khi vận động hoặc di chuyển, ở khớp gối có thể gây ra tiếng động nhẹ.
- Trẻ không thể co giãn gối, hoặc khớp gối bị cứng.
- Triệu chứng đau khớp gối kéo dài không dứt.
Nếu trẻ bị đau khớp gối hoặc có bất kỳ dấu hiệu viêm nhiễm nào xung quanh khớp gối, bố mẹ nên đưa trẻ đi khám để kịp thời phát hiện và điều trị, tránh làm ảnh hưởng đến khả năng đi lại và vận động của trẻ.
Các cảnh báo như trên cũng cho thấy mức độ nguy hiểm và nghiêm trọng của tình trạng đau khớp gối ở trẻ em. Cho dù là bất kì nguyên do nào, các bậc phụ huynh khi nhận thấy những dấu hiệu của bệnh đều phải sớm đưa trẻ đến có sở y tế hoặc bệnh viện gần nhất để được chẩn đoán và đưa ra giải pháp điều trị thích hợp. Điều này sẽ giúp nhanh chóng cải thiện được các cơn đau nhức ở khớp gối và giúp trẻ tránh khỏi các biến chứng nghiệm trọng về sau.
Dấu hiệu đau khớp gối ở trẻ em
Đau khớp gối ở trẻ em tuy hiếm gặp nhưng lại dẫn đến các hậu quả vô cùng nghiệm trọng. Do đó, bố mẹ nên chú ý nếu thấy các triệu chứng này xuất hiện ở trẻ.
- Các cơn đau khớp gối liên tục và kéo dài trong suốt một ngày.
- Trẻ biếng ăn, mất ngủ, mệt mỏi, xuống cân hoặc sốt cao
- Khớp bị biến dạng, sưng, phù nề hay bị lồi ra ngoài.
- Khi ngủ dậy có thể gặp phải tình trạng không thể co duỗi đầu gối, cứng khớp.
- Khi vận động hoặc di chuyển, ở khớp gối có thể gây ra tiếng rắc rắc hoặc lụp cụp.
- Khó khăn trong việc đi lại hay không thể tự mình đứng thẳng người.
- Đau nhức ở các phần như bắp chân, đùi, sau đầu gối.
Phương pháp điều trị đau khớp gối ở trẻ em
Tùy thuộc vào từng mức độ và nguyên nhân gây ra tình trạng đau khớp gối ở trẻ em mà chúng ta sẽ có các biện pháp điều trị thích hợp và hiệu quả. Đối với các trường hợp đau nhẹ thì phụ huynh có thể hỗ trợ chữa trị tại nhà cho bé. Một số phương pháp mà bác sĩ chuyên môn khuyên bạn nên áp dụng như:
- Sử dụng nước ấm để tắm cho trẻ. Đặc biệt là thời gian trước khi trẻ ngủ. Điều này sẽ giúp giảm nhanh các cơn đau nhức ở khớp gối và giúp cho trẻ có giấc ngủ sâu hơn.
- Massage, xoa bóp thật nhẹ nhàng ở vùng khớp bị đau nhức để giúp trẻ thư giãn, hạn chế được các cơn đau kéo đến và ngăn chặn nguy cơ bị thoái hóa khớp.
- Dùng ta kéo dài đùi trong và bắp chân để thả lỏng cho khớp gối. Tuy nhiên, phụ huynh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng biện pháp này cho trẻ, vì khi thực hiện sẽ làm cho bé có cảm giác khó chịu và đau.
- Dùng khăn để chườm nóng đầu gối và các vùng cơ xung quanh. Biện pháp này sẽ làm dịu nhẹ các cơn đau. Lưu ý: bạn cần kiểm tra độ nóng của khăn trước khi chườm để tránh làm bỏng hoặc tổn thương đến vùng da bên trên. Điều đặc biệt là chỉ nên chườm nóng khi trẻ đang thức, vì nếu tác động khi trẻ ngủ sẽ làm kích thích một số dây thần kinh nằm ở khớp gối.
- Một số loại thuốc giảm đau không kê đơn mà bạn có thể sử dụng cho trẻ như ibuprofen hay acetaminophen. Đặc biệt không nên cho trẻ uống aspirin có thể dẫn đến các tác dụng không mong muốn.
Nếu đã áp dụng các biện pháp này mà tình trạng đau khớp gối ở trẻ vẫn không thuyên giảm thì bạn nên đưa trẻ đến tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên môn. Một số ít trường hợp có thể phải phẫu thuật để điều trị.
Cách phòng chống đau khớp gối ở trẻ em
Để có thể “phòng bệnh hơn chữa bệnh” các chuyên gia đã đưa ra một số lời khuyên bổ ích để trẻ tránh khỏi tình trạng đau khớp gối.
- Nên hướng dẫn cho trẻ cách khởi động và thả lỏng trước và sau các lần vận động thể chất. Áp dụng các bài tập thể chất phù hợp và an toàn cho lứa tuổi của trẻ.
- Kiểm soát cân nặng cho bé để tránh việc trọng lượng cơ thể gây ảnh hưởng và áp lực lên khớp gối.
- Thường xuyên giúp bé tăng cường sức khỏe cơ bắp, khớp gối mỗi ngày bằng các động tác cơ bản tại nhà. Hoặc việc cho trẻ tham gia các lớp dạy aerobic cũng là một biện pháp tăng cao sức khỏe xương khớp hiệu quả.
- Dạy trẻ các tư thế đúng khi trẻ nâng hoặc cằm những vật nặng, tránh làm tổn thương khớp gối và cả cột sống.
- Tránh để trẻ hoạt động quá mạnh hoặc áp dụng các tư thế vận động không phù hợp.
Trên đây là đầy đủ thông tin về triệu chứng đau khớp gối ở trẻ em mà các bậc phụ huynh cần phải biết. Tuy nhiên, để chẩn đoán và điều trị nhanh chóng cho trẻ, bố mẹ nên lưu ý và sớm đưa trẻ đến bệnh việc để được đứa ra các giải pháp từ chuyên gia.