[Tư vấn] Đau vai gáy cổ lâu ngày không khỏi phải làm sao?
Đau vai gáy cổ lâu ngày không khỏi ảnh hưởng đến sinh hoạt, khiến sức khỏe giảm dần. Vậy đau vai gáy cổ lâu ngày không khỏi phải làm sao? Các chuyên gia y tế cho biết, để cải thiện tình trạng này, người bệnh cần tới cơ sở y tế chuyên khoa. Bác sĩ sẽ khám và kê đơn thuốc Tây để điều trị. Hoặc có thể kết hợp sử dụng thêm thuốc nam để hỗ trợ điều trị tại nhà.
Những điều cần biết về bệnh đau vai gáy
Hiện nay, đau vai gáy là tình trạng khá phổ biến, xuất hiện ở hầu hết mọi đối tượng, đặc biệt là những người lười vận động, tuổi tác cao. Khi vùng cổ vai gáy bị ảnh hưởng và tổn thương sẽ làm xuất hiện các cơn đau dai dẳng ở những vùng dây chằng, hệ thống cơ xương, khớp. Theo như nghiên cứu thì tình trạng bệnh này bị ảnh hưởng bởi rất nhiều nguyên nhân, phổ biến nhất là:
- Người mang thai, lười vận động, nồng độ nội tiết bị thay đổi thất thường.
- Tuổi tác càng cao thì hệ thống cơ xương khớp dần bị thoái hóa và không khỏe mạnh dễ dẫn đến đau nhức.
- Công việc không thường xuyên vận động, phải ngồi một chỗ với thời gian dài, điển hình là nhân viên văn phòng.
- Tiền sử có mắc phải các chứng bệnh liên quan đến xương khớp như chấn thương ở phần cổ, thoái hóa đốt sống cổ,…
Khi phải giữ một tư thế quá lâu hoặc những lúc mới ngủ dậy sẽ khiến cho cơn đau thường xuyên xuất hiện. Chúng sẽ kéo dài và diễn ra dai dẳng, đặc biệt bạn sẽ cảm thấy nặng nề hơn mỗi lúc xoay cổ, hắt hơi hay di chuyển cơ thể đột ngột. Khi tình trạng đau vai gáy kéo dài không khỏi sẽ dần chuyển biến nặng hơn, gây ảnh hưởng đến các bộ phận xung quanh như cánh tay, bả vai làm cho não và dây thần kinh bị tổn thương, thường xuyên xuất hiện các triệu chứng như ù tai, hoa mắt, chóng mặt.
Các triệu chứng của bệnh đau vai gáy tuy không ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe, tuy nhiên khi người bệnh không điều trị kịp thời, để cho tình trạng đau nhức kéo dài sẽ làm suy giảm sức khỏe, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các sinh hoạt hàng ngày và đặc biệt là khả năng vận động của người bệnh.
Đau vai gáy cổ lâu ngày không khỏi phải làm sao?
Nếu tình trạng đau vai gáy cổ lâu ngày không khỏi thì cũng có thể là do các nguyên nhân xuất phát từ những bệnh lý liên quan đến xương khớp. Khi gặp phải trường hợp này, người bệnh nên nhanh chóng đến thăm khám và điều trị tại các cơ sở chuyên khoa để được đưa ra những biện pháp phù hợp nhất.
Sử dụng thuốc Tây
Tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ bệnh của mỗi người mà bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định và kê đơn thuốc chữa trị phù hợp nhất. Những loại thuốc Tây được bác sĩ khuyên dùng như:
- Thuốc giãn cơ: Đối với những trường hợp bị đau vai gáy xuất phát từ các vấn đề về cơ sẽ được kê đơn sử dụng thuốc diazepam, mydocalm, myonal,…
- Thuốc giảm đau: Để nhanh chóng thoát khỏi các tình trạng đau nhức vai gáy, bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh dùng những loại giảm đau như tramadol, acetaminophen, paracetamol,…
- Thuốc giảm đau thần kinh: Những loại thuốc như pregabalin, gabapentin,…giúp cho người bệnh được thoải mái và dễ chịu hơn khi được giảm bớt sự kích thích của những dây thần kinh ở cổ, vai, gáy.
- Thuốc kháng viêm không có Steroid: Một số thuốc hay được sử dụng như diclofenac, meloxicam celecoxib, piroxicam, …nhưng các loại thuốc này chỉ nên dùng khi có chỉ định cụ thể của bác sĩ để không gây ra các tác dụng phụ.
- Thuốc chống trầm cảm: Đối với người bệnh vai gáy lâu ngày không khỏi và bị ảnh hưởng đến giấc ngủ ban đêm thì cần bổ sung thêm amitriptylin.
Khi sử dụng thuốc tây để chữa trị triệu chứng đau vai gáy, người bệnh cần tuân thủ đúng với hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không được tự ý thay đổi loại thuốc hoặc liều lượng ban đầu. Trong suốt quá trình điều trị nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, người bệnh nên liên hệ báo ngay với bác sĩ để được hướng dẫn và ngăn chặn kịp thời.
Áp dụng các bài tập tại nhà
Ngoài hỗ trợ điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, người bệnh cần kết hợp thêm với các bài tập điều trị đau vai gáy tại nhà. Những bài tập này sẽ hỗ trợ rút ngắn thời gian điều trị, năng cao sức khỏe xương khớp, lưu thông khí huyết, ngăn chặn các bệnh lý khác. Một số bài tập có thể áp dụng tại nhà để chữa đau vai gáy lâu ngày không khỏi là:
Tư thế nhân sư:
- Bước 1: Nằm sấp trên mặt sàn nhà, hai chân duỗi thẳng và cơ thể hoàn toàn thả lỏng, hai tay chống xuống sàn.
- Bước 2: Bắt đầu nâng từ từ cơ thể lên, phần dưới giữ nguyên trạng thái ban đầu.
- Bước 3: Kết hợp thít thở thật đều, giữ nguyên tư thế trong vòng 15 giây rồi từ từ thả lỏng cơ thể.
- Bước 4: thực hiện động tác này 5 lần cho mỗi hiệp tập.
Tư thế con mèo:
- Bước 1: Đầu gối và hai tay chống xuống sàn (giống như hình dáng của một chú mèo).
- Bước 2: Giữ cho hông và vai thẳng, bắt đầu hít thở sâu, cổ ngửa về phía sau của lưng.
- Bước 3: Giữ nguyên tư thế trong vòng 15 giây và từ từ thở đều ra, tiếp tục đẩy lưng lên phía trần nhà.
- Bước 4: Lặp lại động tác con mèo từ 5 đến 10 lần cho mỗi hiệp tập.
Tư thế luồn kim:
- Bước 1: Chống cả hai tay và phần đầu gối xuống mặt sàn.
- Bước 2: Nâng dần cánh tay bên trái lên và luồn nhẹ nhàng qua phía tay phải.
- Bước 3: Đẩy nhẹ vai xuống hết mức có thể, sau đó mở lòng bàn tau lên phía trên.
- Bước 4: Chú ý giữ hông thật thẳng, cố định trong khoảng 30 giây và thả lỏng từ từ.
- Bước 5: Thực hiện động tác này cho phía bên còn lại.
Áp dụng các bài thuốc Nam
Một trong những phương pháp điều trị đau vai gáy cổ lâu ngày vừa hiệu quả vừa an toàn đó chính là các bài thuốc Nam. Mặc dù hiệu quả mang lại khá chậm, cần sự kiên trì và thực hiện đúng cách tuy nhiên biện pháp này được rất nhiều người bệnh áp dụng bởi nó rất an toàn, được sử dụng từ các nguyên liệu lấy từ thiên nhiên, không gây tác dụng phụ.
Rượu gừng
Gừng không chỉ được biết đến là một gia vị độc đáo của các món ăn người Việt mà còn được xem như một loại dược liệu có mặt trong các bài thuốc dân gian. Trong gừng có chứ rất nhiều hoạt chất zingibain hỗ trợ giảm đau hiệu quả, kiềm hãm các tác nhân gây ra bệnh xương khớp.
Chuẩn bị:
- 1kg gừng tươi
- 2 lít rượu trắng
Cách thực hiện:
- Đem gừng đi gọt sạch vỏ, rửa sạch, để ráo nước.
- Dùng cối hoặc máy xay để làm nhuyễn gừng, sau đó bỏ vào một bình thủy tinh có nắp.
- Đổ 2 lít rượu trắng vào cho ngậm hết phần gưng và đậy nắp thật chặt.
- Ngâm hỗn hợp trong khoảng 3 ngày là có thể sử dụng được.
Cách dùng:
- Trước khi ngủ vào buổi tối, dùng một ít rượu gừng để thoa vào vùng cổ, vai gáy hay đau nhức, kết hợp massage nhẹ nhàng.
- Duy trì sử dụng liên tục hàng ngày để giúp cho các tình trạng đau nhức dần mất đi.
Rượu hạt gấc
Trong y học cổ truyền, hạt gấc có tính ôn nên giúp giảm đau, khám viêm hiệu quả. Loại dược liệu này thường xuyên có mặt trong các bài thuốc trị chấn thương, viêm khớp, đâu vai mỏi gáy,…Các thực hiện bài thuốc này cũng cực kỳ đơn giản và dễ thực hiện.
Chuẩn bị:
- 50 hạt gấc chín
- 2 lít rượu trắng có nồng độ cồn khoảng 40 đến 50 độ.
Cách thực hiện:
- Lột sạch vỏ của hạt gấc chín, rửa sạch và đem phơi nắng cho khô.
- Sao vàng hạt gấc trên chảo nóng cho đến khi thoang thoảng mùi thơm.
- Để hạt gấc ngượi thì dùng cối giã nhuyễn.
- Cho hạt gấc đã giã vào bình thủy tinh, đổ thêm 1 lít rượu vào và đóng nắp lại.
- Đợi khoảng 1 tuần là có thể đem ra dùng.
Cách dùng:
- Mỗi ngày dùng hỗn hợp rượu hạt gấc thoa đều vào vùng vai gáy và các vùng đau nhức xung quanh, xoa bóp nhẹ nhàng.
- Kiên trì thực hiện trong thời gian nhất định để mang lại hiệu quả cao nhất.
Đắp lá ngải cứu
Áp dụng phương pháp đắp lá ngải cứu để chữa đau vai gáy cổ lâu ngày không khỏi mang lại hiệu quả rất cao. Các dưỡng chất có trong loại lá này sẽ giúp cho cơ thể được lưu thông máu tốt hơn, các dây thần kinh cũng được hạn chế áp lực, triệu chứng bệnh mau thuyên giảm.
Chuẩn bị:
- 1 nắm lá ngải cứu
- 1 miếng vải mỏng
Cách thực hiện:
- Nhặt sạch các phần lá hư, vàng và rửa sạch với nước, phơi cho ráo.
- Sao nóng lá ngải cứu bằng chảo cho đến khi lá khô.
- Khi chảo gần nóng thì cho thêm một ít muối, sao thêm vào phút thì tắt bếp.
- Sử dụng một cái túi vải sạch và mỏng để đựng lá ngải cứu.
Cách dùng:
- Dùng túi vải có đựng lá ngải cứu chườm lên phần vai gáy bị đau nhức.
- Mỗi ngày thực hiện 3 lần, nên sử dụng khi lá ngải cứu còn ấm sẽ giúp hiệu quả tốt hơn.
- Bên cạnh phương pháp đắp, người bệnh có thể nấu nước lá ngải cứu để uống hàng ngày.
Chữa đau vai gáy lâu ngày bằng vật lý trị liệu
Trong y khoa, phương pháp sử dụng vật lý trị liệu để chữa đau vai gáy cũng được áp dụng rất nhiều. Người bệnh có thể áp dụng một số biện pháp thông thường như:
- Châm cứu: Đây là cách được nhiều người bệnh sử dụng vì nó có từ khá lâu và hiệu quả đã được công nhận bởi rất nhiều bệnh nhân đau vai gáy. Các thầy thuốc sẽ dùng kim châm để tác động vào một số huyệt vị giúp cho cơ thể được linh hoạt và các hoạt động được cải thiện tốt hơn. Tuy nhiên, người bệnh cần phải tìm hiểu và lựa chọn những cơ sở uy tín để được các bác sĩ có tay nghề cao trực tiếp chữa trị.
- Bấm nguyệt, xoa bóp: Sử dụng lực của bàn tay và ngón tay để giúp cho các huyệt đạo được tác động, nhờ đó mà cơ thể được lưu thông máu dễ dàng hơn. Các cơn đau vai gáy dần được cải thiện và cơ thể thoải mái hơn.
- Siêu âm, sóng ngắn, nhiệt trị liệu: Các chuyên gia sẽ sử dụng một số dụng cụ để tác động lên vùng vai gáy, giúp cơ thể gia tăng tuần hoàn máu, giảm đau, chống viêm.
Những điều cần lưu ý khi bị đau vai gáy lâu ngày không khỏi
Để quá trình điều trị bệnh đau vai gáy cổ nhanh chóng khỏi, người bệnh cần lưu ý một số điều sau đây:
- Sắp xếp giữa thời gian làm việc và nghỉ ngơi một cách khoa học, thường xuyên rèn luyện các bài tập nâng cao sức khỏe tại chỗ để ngăn ngừa cơn đau vai gáy lâu ngày không khỏi.
- Giữ tư thế ngồi đúng, cổ thẳng, tránh tình trạng ngồi cùng một tư thế quá lâu, nên vận động, đi lại giúp cho khí huyết được lưu thông, hạn chế tối đa các cơn đau nhức.
- Không lạm dùng các đồ ăn đã chế biến sản, đồ nhiều dầu mỡ, sẽ có nguy cơ làm cho những triệu chứng đau nhức gia tăng.
- Hình thành chế độ dinh dưỡng lành mạnh, cung cấp nhiều các thực phẩm có chứa chondroitin, glucosamine, canxi, axit béo omega-3,…
- Dừng ngay các thói quen xấu, có hại cho vai gáy như kê gối quá cao, lắc cổ, bẻ cổ lúc ngủ. Các thói quen này vô tình sẽ làm tổn thương đến phần xương khớp ở vùng cổ vai gáy.
- Kết hợp rèn luyện thêm với các bài tập cổ tại nhà để rút ngắn quá trình điều trị.
Đau vai gáy cổ lâu ngày không khỏi sẽ khiến cho người bệnh cảm thấy bất tiện trong các chuyển động, phần nào ảnh hưởng đến chất lượng đời sống hàng ngày. Nếu gặp phải tình trạng này, bạn nên nhanh chóng tìm đến các bác sĩ chuyên khoa để được đưa ra lời khuyên tốt nhất.