Đau vai gáy phải làm sao? Các phương pháp điều trị hiệu quả
Đau vai gáy thường gây mỏi cổ, khó ngủ, mất ngủ. Tình trạng này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt hàng ngày. Hơn nữa, đây là một trong những căn bệnh rất phổ biến. Thường gặp ở cả người trẻ và người cao tuổi. Vậy đau vai gáy phải làm sao? Các phương pháp điều trị đau vai gáy hiệu quả hiện nay. Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn qua bài viết dưới đây nhé!
Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về những thông tin tổng quát về căn bệnh này trong bài viết dưới đây.
Mất ngủ do đau vai gáy – Nỗi ám ảnh của nhiều người
Tình trạng mất ngủ do đau mỏi vai gáy ngày càng xuất hiện nhiều trong xã hội hiện đại. Có rất nhiều yếu tố gây tác động như do thói quen sinh hoạt, tuổi tác, cường độ làm việc cao…khiến cho hầu như ai cũng đều mắc phải và trở thành nỗi ám ảnh mỗi ngày.
Theo thông tin từ các chuyên gia, bản chất của tình trạng mất ngủ do đau mỏi vai gáy chính là một trong những bệnh lý về xương khớp. Khi bệnh xuất hiện sẽ gây ra các biểu hiện cơ bản đó là gây cảm giác đau đớn, các cơ căng cứng, gây khó khăn trong việc vận động vùng cổ và vai.
Nếu bệnh không được khắc phục sớm trong giai đoạn đầu, ngày càng diễn biến nặng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, khiến người bệnh vừa bị đau mỏi cổ vừa trằn trọc khó ngủ, ngủ không sâu giấc, dễ bị thức giấc giữa đêm và gây ra mệt mỏi dai dẳng trong ngày hôm sau.
Tình trạng mất ngủ do bị đau vai gáy có thể xuất hiện ở nhiều lứa tuổi, tuy nhiên phổ biến nhất là với những người lớn tuổi bị ảnh hưởng bởi quá trình lão hóa xương khớp, những người làm việc văn phòng, lái xe…thường xuyên phải ngồi yên một chỗ, một vị trí và ít vận động. Theo một thống kê chi tiết thì tình trạng mất ngủ do đau vai gáy xuất hiện ở những người ngoài 30 tuổi là 33%, còn những người làm văn phòng lại chiếm tỷ lệ 55%.
Không chỉ gây mất ngủ, đau nhức mỏi cổ vai gáy, khi mắc phải tình trạng này còn gây ra các cơn đau ở những vị trí, bộ phận khác như cánh tay, đau đầu, đau bả vai, đau thắt lưng…khiến người bệnh mệt mỏi, uể oải, dễ mất tập trung…
Chính những ảnh hưởng tiêu cực này đã trở thành nỗi ám ảnh của rất nhiều người, làm loạn nhịp sinh học bình thường của cơ thể, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và hiệu suất làm việc. Bởi chúng ta đều biết rằng, giấc ngủ đóng vai trò cực kỳ quan trọng, nó giúp tái tạo năng lượng, sản sinh các tế bào mới và phục hồi sức khỏe cho ngày tiếp theo.
Biểu hiện của bệnh mất ngủ do đau vai gáy
Một số biểu hiện rõ rệt của bệnh mất ngủ do đau vai gáy mà người bệnh có thể dễ dàng nhận biết được như:
- Xuất hiện những cơn đau nhức âm ỉ, dai dẳng ở vùng cổ, vai và gáy. Những trường hợp nặng hơn thì các cơn đau sẽ kéo dài liên tục khiến người bệnh phải dừng mọi hoạt động và sẽ tái phát thường xuyên, thậm chí là nhiều lần trong ngày.
- Cơn đau ở vùng cổ có thể lan rộng lên đến vùng mang thai, thái dương hoặc lan xuống gáy, vai kéo theo tê bì tay chân, gây khó khăn trong việc cử động.
- Các cơn đau thường đến vào mỗi buổi sáng vừa ngủ dậy, những lúc lao động nặng dùng nhiều sức hoặc khi người bệnh bị cảm cúm cũng có thể gây đau.
- Mức độ cơn đau sẽ càng tăng lên khi người bệnh di chuyển, đi đứng hoặc ngồi lâu, thời tiết thay đổi và giảm dần khi dừng hoạt động để nghỉ ngơi.
- Đối với vài trường hợp các cơn đau dữ dội sẽ kèm theo một số triệu chứng khác như chóng mặt, hoa mắt, ù tai, buồn nôn, khó nuốt. Nếu bệnh không được khắc phục sẽ gây khó ngủ, mất ngủ, giảm sút sức khỏe và tình thần…
Nguyên nhân gây đau vai gáy gây mất ngủ và sau khi ngủ dậy
Thông qua các cuộc khảo sát, các chuyên gia đã nhận định rằng tình trạng đau vai gáy, mỏi cổ xuất phát từ một số nguyên nhân sau:
Nguyên nhân cơ học
Do thói quen nằm gối cao khi ngủ
Hầu như mọi người đều có suy nghĩ nằm gối cao sẽ giúp dễ ngủ hơn nhưng thực chất thì việc kê đầu bằng gối quá cao sẽ gây ảnh hưởng xấu đến giấc ngủ. Gối cao sẽ làm cơ thể không được duỗi thẳng hết mức, cơ vùng cổ và gáy bị căng cứng, thậm chí là rách cơ trong lúc ngủ nếu thói quen này kéo dài.
Không những vậy, việc gối đầu quá cao sẽ gây ức chế quá trình máu lưu thông đến não, khiến não bị thiếu oxy và về lâu dài sẽ gây ra tình trạng khó ngủ, mất ngủ và dễ chóng mặt khi hoạt động.
Do nằm sai tư thế ngủ
Những tư thế nằm nghiêng, nằm sấp, nằm co quắp…trong một thời gian dài sẽ gây ra đau tức một bên vùng cổ, vai sau khi ngủ dậy hoặc khiến người bệnh khó đi vào giấc ngủ. Nguyên nhân là do các bộ phận này bị chèn ép quá mức trong khi ngủ dẫn đến các khớp cơ bị tê mỏi và hậu quả là người bệnh bị vẹo cổ sau khi ngủ dậy.
Do các bệnh lý xương khớp
Đối với một số bệnh lý về xương khớp như thoái hóa cột sống cổ, gai cột sống, thoát vị đĩa đệm, vẹo cột sống bẩm sinh, dính khớp bả vai, loãng xương…thì đau mỏi vai gáy sau khi ngủ dậy chính là một trong những triệu chứng nhận biết rõ ràng.
Nếu những căn bệnh này không được phát hiện sớm và điều trị chuyên khoa tích cực để phục hồi chức năng sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm, thậm chí gây mất khả năng chức năng hoạt động vĩnh viễn.
Do tuổi tác
Nếu như trước kia tình trạng đau nhức mỏi vai gáy chỉ xuất hiện ở những người lớn tuổi hoặc trung niên do quá trình lão hóa xương, các mạch máu bị giảm độ đàn hồi thì hiện nay tình trạng này đang có xu hướng trẻ hóa. Bằng chứng đó là có rất nhiều người trẻ là nhân viên văn phòng, những người làm nghề lái xe…mắc phải căn bệnh này.
Do một số yếu tố khác
- Những người làm việc phải thường xuyên ngồi nhiều, ít vận động.
- Bị cảm cúm, viêm đường hô hấp hoặc mắc các bệnh lý nội khoa như tim mạch, cao huyết áp, tiểu đường, thấp khớp…
- Những người thường xuyên tiếp xúc với hơi máy lạnh hay ngồi trước máy quạt.
- Khi ra ngoài trời nắng không đội nón hoặc đi mưa.
- Thường xuyên tắm và gội đầu vào ban đêm hoặc phải ngâm tay chân vào nước liên tục.
- Phụ nữ mang thai hoặc phụ nữ sau sinh thường dễ mắc phải tình trạng đau mỏi vai gáy.
- Những người thường xuyên hút thuốc lá.
Mất ngủ do đau vai gáy có nguy hiểm không?
Theo các chuyên gia thì mất ngủ do đau vai gáy ở giai đoạn đầu không gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh, nó chỉ gây ra sự khó chịu và cản trở việc sinh hoạt, vận động hằng ngày của người bệnh. Hầu như các cơn đau mỏi vai gáy cấp tính sẽ tự chấm dứt nhanh chóng.
Tuy nhiên, nếu tiếp tục kéo dài các nguyên nhân gây đau nhức thì bệnh sẽ có xu hướng nặng hơn. Đặc biệt là khi vận động quá sức, ngồi việc hay học tập sai tư thế, ngủ sai tư thế, tiếp xúc lâu trong môi trường nhiễm khí nóng hoặc lạnh khiến các tế bào trong cơ thể không được cung cấp đầy đủ oxy, gây ra thiếu máu cục bộ và hậu quả là đau vai gáy.
Ngoài ra, đối với những trường hợp xuất hiện tình trạng đau mỏi vai gáy gây khó ngủ, mất ngủ hoặc đau nhức sau khi ngủ dậy là dấu hiệu báo động của các bệnh lý khác như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa đốt sống cổ…có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm.
Cách khắc phục tình trạng mất ngủ do đau vai gáy
Mất ngủ do đau vai gáy khiến người bệnh rơi vào trạng thái mệt mỏi kéo dài do thiếu ngủ, tinh thần căng thẳng, hiệu suất công việc suy giảm và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Chính vì vậy, để chủ động điều trị và khắc phục tình trạng này, người bệnh cần thực hiện các biện pháp khác nhau.
Hiện nay, có rất nhiều các phương pháp giúp chẩn đoán và điều trị đau vai gáy gây mất ngủ. Người bệnh có thể lựa chọn biện pháp sử dụng thuốc hoặc không sử dụng thuốc (vật lý trị liệu, phục hồi chức năng) hoặc phối hợp cả 2 phương pháp này để cải thiện bệnh tốt hơn.
Sử dụng thuốc Tây
Sau khi đi khám và được bác sĩ chẩn đoán cũng như đưa ra phác đồ điều trị phù hợp thì hầu hết các trường hợp đều được chỉ định sử dụng thuốc Tây để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh. Tuy nhiên, tùy theo mức độ nặng hay nhẹ mà loại thuốc được chỉ định sử dụng sẽ có tác dụng khác nhau. Vì có những loại thuốc dễ gây ra tác dụng phụ ngoài ý muốn như gây khó thở, rối loạn nhịp tim, buồn nôn…trong trường hợp người bệnh quá lạm dụng thuốc.
Thông thường, một số loại thuốc Tây được sử dụng để chữa bệnh đau vai gáy gây khó ngủ được chia làm 2 nhóm chính gồm:
- Thuốc kháng viêm: Meloxicam, Celecoxib, Diclofenac…có công dụng giảm đau nhức ở liều thấp và là thuốc đặc trị chứng mất ngủ do đau vai gáy.
- Thuốc giảm đau: Aspirin, Naproxen, Ibuprofe…hỗ trợ làm giảm các cơn đau vai gáy trong thời gian ngắn, không để chúng làm ảnh hưởng đến giấc ngủ.
- Thuốc giúp thư giãn cơ: Decontractyl, Pipecuronium, Rocuronium, Neostigmin…giúp làm dịu tình trạng căng cứng ở bắp cơ bả vai, từ đó giảm đau nhức và cải thiện chất lượng giấc ngủ.
- Thuốc chống suy nhược, an thần: Quetiapine, Clomipramine, Amisulpride, Olanzapine…có tác dụng làm giảm căng thẳng, kích thích cảm giác thèm ăn nhằm tăng cường sức khỏe, hỗ trợ điều trị chứng đau mỏi vai gáy hiệu quả.
Các mẹo dân gian giúp chữa mất ngủ do đau vai gáy
Bên cạnh các loại thuốc Tây đem lại công dụng giảm đau, an thần, giãn cơ nhanh chóng thì ngày nay có rất nhiều người chọn đến các phương pháp dân gian vì sự hiệu quả, lành tính mà lại không gây tác dụng phụ như thuốc Tây.
Gừng giúp dễ ngủ, giảm đau
Hàm lượng hoạt chất Zingibain trong gừng có khả năng kháng viêm, giảm đau và giúp làm dịu cơ bắp rất hiệu quả, từ đó đẩy lùi các triệu chứng đau nhức, căng cứng gây mất ngủ do đau mỏi vai gáy.
Người bệnh có thể uống trà gừng tươi hoặc dùng gừng giã nát, sao nóng trộn cùng bột mì rồi đắp lên vùng bị đau nhức để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Cây trinh nữ giúp an thần, dễ ngủ
Theo các nghiên cứu khoa học, các hoạt chất trong cây trinh nữ có tác dụng an thần rất hiệu quả, không những vậy với khả năng chống viêm, giảm đau còn hỗ trợ cải thiện tình trạng đau mỏi vai gáy nhờ hoạt chất ức chế sự hoạt động của dây thần kinh.
Cách thực hiện rất đơn giản, cây trinh nữ rửa sạch, đem phơi khô rồi đem hãm với nước sôi thành trà để uống mỗi ngày.
Cây kinh giới giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ
Trong dân gian, rất nhiều người biết đến cây kinh giới với tác dụng giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ, an thần, xua tan mệt mỏi và giảm đau nhức.
Người bệnh có thể sử dụng rau kinh giới hằng ngày trong mỗi bữa ăn hoặc dùng lá kinh giới phơi khô cho vào ruột gối kê đầu ngủ mỗi đêm. Áp dụng mẹo này sẽ giúp cải thiện tình trạng đau nhức, giảm căng thẳng và người bệnh dễ dàng đi vào giấc ngủ.
Chữa mất ngủ do đau vai gáy bằng các bài thuốc Đông y
Các bài thuốc Đông y đem đến khả năng chữa bệnh tận gốc, hạn chế tái phát bệnh nhờ vào khả năng khai thông bế tắc, kích thích máu huyết lưu thông đều đặn, khắc phục triệt để các triệu chứng đau mỏi vai gáy gây mất ngủ, thư giãn gân cốt, tăng cường sự dẻo dai và hỗ trợ an thần hiệu quả.
Một số bài thuốc Đông y người bệnh có thể áp dụng để đạt được hiệu quả trị bệnh nhanh chóng như:
- Bài thuốc Khu phong, tán hàn
- Chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu gồm 8gr quế chi, 10gr bạch linh, 12gr trần bì, 12gr ngưu tất, 12gr cam thảo, 16gr cát căn, 16gr ngải diệp, 16gr ngũ gia bì, 16gr đinh lăng, 16gr kê huyết đăng, 16gr cà gai leo, 16gr hà thủ ô, 16gr đương quy 16gr nam tục hoàn, 16gr thạch xương bồ.
- Đem tất cả nguyên liệu sắc trong siêu nấu thuốc với lửa nhỏ. Sau khoảng 10 – 20 phút tùy theo loại thuốc thì lọc lấy nước thuốc và uống ngày 2 lần. Kiên trì áp dụng trong vòng 1 tuần để cảm nhận hiệu quả rõ rệt.
- Bài thuốc Thông kinh trừ hàn
- Chuẩn bị các nguyên liệu gồm: 8gr quế chi, 10gr đỗ trọng, 10gr tân giao, 10gr thiên niên kiện, 12gr cam thảo, 12gr củ đợi, 12gr tang chi, 12gr cẩu tích, 16gr huyết đăng, 16gr tang kí sinh, 16gr lá lốt, 16gr phòng phong, 16gr trinh nữ, 16gr kinh giới, 16gr độc hoạt, 16gr cát căn, 16gr đại hoàng.
- Các nguyên liệu trên đem rửa sạch, phơi khô và sắc thành nước thuốc chia làm 2 – 3 lần uống/ngày để đạt hiệu quả tối ưu.
Thực hiện các biện pháp vật lý trị liệu
Hoạt động đúng tư thế
Cách cải thiện tình trạng mất ngủ do đau mỏi vai gáy vừa khởi phát nhanh nhất đó là người bệnh cần chủ động thay đổi tư thế đi, đứng, ngồi, nằm trong cách sinh hoạt và hoạt động hằng ngày. Chẳng hạn như:
- Khi đi đứng nên giữ thẳng lưng và cổ, tránh cúi đầu về phía trước hoặc ngửa ra phía sau quá nhiều lần.
- Khi ngồi thì nên có gối hay nệm tựa sau lưng để giảm áp lực lên cột sống cũng như làm thư giãn các cơ.
- Khi nằm ngủ thì nằm thẳng người, tránh nằm nghiêng, nằm sấp hay co quắp người…
- Nên chọn loại gối nằm thấp hơn 10cm để dễ dàng đi vào giấc ngủ mà không gây mỏi vai gáy sau khi thức dậy. Nệm nằm ngủ nên là loại nệm có độ mềm vừa phải, không quá được quá cứng cũng không quá mềm để nâng đỡ cột sống tự nhiên nhất.
- Tránh bẻ cổ hay lắc cổ cho kêu vì lâu dài sẽ gây thoái hóa, thoát vị đĩa đệm cột sống cổ rất nguy hiểm.
Thực hiện thói quen sinh hoạt khoa học
- Đối với những người làm những công việc có tính chất đặc thù phải ngồi và chỉ duy trì một tư thế, ít vận động thì hãy cố gắng tạo ra cho mình những khoảng thời gian cố định trong ngày để nghỉ ngơi. Tốt nhất là cứ sau 1 tiếng làm việc thì nên nghỉ khoảng 5 – 10 phút để đi lại xung quanh, vươn vai, duỗi người…để các cơ được thư giãn và giảm tình trạng đau nhức vai gáy.
- Tránh thức khuya vì vào ban đêm là lúc cơ thể cần thời gian hồi phục và tái tạo năng lượng, thức khuya sẽ khiến các cơ bị ảnh hưởng gây đau nhức và cơ thể rơi vào trạng thái trằn trọc, khó ngủ.
- Kết hợp với việc tập luyện thể thao có cường độ nhẹ và vừa như đi bộ, bơi lội, đạp xe, tập yoga…để cải thiện sự dẻo dai cho cột sống, cải thiện các cơn đau nhức ở vùng vai gáy…Không những vậy, việc tập luyện thể thao giúp cơ thể tiêu hao năng lượng, đốt cháy mỡ thừa tốt cho sức khỏe, về đêm bạn sẽ dễ đi vào giấc ngủ hơn.
Chườm nóng, chườm lạnh
Chườm nóng hay chườm lạnh đều là những biện pháp vật lý trị liệu được áp dụng để hỗ trợ giảm đau trong các trường hợp mắc bệnh về xương khớp, cột sống. Chườm nóng sẽ giúp kích thích máu huyết lưu thông và giảm đau còn chườm lạnh sẽ giúp giảm sưng, kháng viêm.
Đối với những người bị đau vai gáy thì chườm nóng hay chườm lạnh đều có tác dụng giảm đau hiệu quả. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến khích khi cơn đau bộc phát, người bệnh nên thực hiện chườm nóng sẽ đạt hiệu quả nhanh hơn nhờ khả năng loại bỏ Axit lactic (nguyên nhân gây đau vai gáy) ở các vùng cơ bắp, hồi phục lại lượng máu đến vùng gáy và giảm đau hiệu quả.
Tắm nước ấm
Sau một ngày làm việc và học tập mệt mỏi, đau nhức vai gáy thì tắm nước ấm sẽ giúp giảm nhanh các cơn đau nhức vai gáy. Để đạt hiệu quả tốt hơn nữa, bạn có thể sử dụng kết hợp với loại tinh dầu mà bản thân yêu thích để giúp thư giãn, hỗ trợ dễ đi vào giấc ngủ và ngủ sâu giấc, không bị giật mình.
Ăn uống đủ chất
Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì người mắc bệnh đau vai gáy gây mất ngủ nên tăng cường bổ sung các loại thực phẩm chứa vitamin nhóm B, C, E, K, chất xơ, omega-3 và tránh các loại thực phẩm gây thiếu hụt canxi như đồ ngọt, đồ mặn, nội tạng động vật, thực phẩm chứa chất kích thích…nhằm cải thiện sức đề kháng, giảm viêm, thư giãn cơ bắp và ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra.
Nếu thực hiện được tất cả những biện pháp trên sẽ giúp cải thiện hoặc trị dứt điểm tình trạng mất ngủ do đau vai gáy ở thể nhẹ khi bệnh vừa khởi phát. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài dai dẳng và ngày càng có xu hướng nghiêm trọng hơn thì người bệnh nên tìm đến bác sĩ để được thăm khám và được tư vấn điều trị theo phác đồ phù hợp nhất.
Có thể bạn quan tâm
- Chứng đau mỏi vai gáy ở dân văn phòng và cách phòng tránh
- Đau vai gáy chóng mặt buồn nôn là dấu hiệu bệnh gì?
- Đau mỏi vai gáy cổ sau khi ngủ dậy: Nguyên nhân và cách chữa