Gai cột sống nên kiêng ăn gì? Lắng nghe lời khuyên của chuyên gia
Gai cột sống nên kiêng ăn gì là thắc mắc của rất nhiều người bệnh. Trong bài viết dưới đây, các chuyên gia sẽ cho bạn những lời khuyên hữu ích.
Để quá trình hồi phục diễn ra tốt hơn, ngoài việc chú ý đến chế độ dinh dưỡng người bệnh cũng nên tăng cường tập luyện và điều trị kiên trì.
Bị gai cột sống nên kiêng ăn gì?
Ngoài những biện pháp chữa trị bằng công nghệ, vật lý trị liệu,… thì chế độ dinh dưỡng cũng đóng vai trò cực kì quan trọng trong quá trình điều trị gai cột sống.
Người bị gai cột sống nên ăn những thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe. Bên cạnh đó nên lưu ý khi sử dụng những thực phẩm sau để tránh tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng.
Thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ
Không chỉ riêng bệnh gai cột sống, người có vấn đề về sức khỏe nên hạn chế những thức ăn chứa nhiều dầu mỡ và cay nóng. Nguyên nhân là do hàm lượng cholesterol trong các món ăn này khá cao, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt đối với xương khớp. Khi cholesterol tăng cao làm cho tình trạng gai xương khớp phát triển nhanh hơn.
Một số loại thực phẩm nên kiêng như:
- Đồ ăn chiên, xào nhiều dầu
- Xúc xích
- Dăm bông
- Món ăn cay nóng
- Các loại nước sốt có gia vị nhiều dầu, ớt
- Thức ăn nhanh
Đồ uống chứa cồn
Người bị gai cột sống nên hạn chế hoặc tốt nhất nên tránh hoàn toàn những loại đồ uống có cồn như rượu, bia,…Những loại thức uống này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình trạng xương khớp, khiến gai cột sống có khả năng tiến triển trầm trọng hơn.
Chất kích thích
Tuyệt đối nên tránh xa thuốc phiện, thuốc lá thuốc lào khi mắc gai cột sống. Tình trạng gai cột sống có nguy cơ biến chứng nặng hơn nếu sử dụng thành phần có hại này.
Thực phẩm giàu chất đạm
Khi bị bệnh gai cột sống bạn nên lưu ý những thực phẩm nạp vào cơ thể chứa nhiều chất đạm. Bởi đồ ăn được chế biến từ nguyên liệu giàu đạm có khả năng thúc đẩy nhanh quá trình hình thành gai xương, khiến các cơn đau xảy ra thường xuyên hơn.
Một số loại thực phẩm giàu chất đạm người bệnh cần nên lưu ý khi sử dụng như:
- Thịt gà
- Thịt nạc bò
- Tôm
- Sữa và các chế phẩm từ sữa
- Các loại hạt
Thịt đỏ
Các loại thịt đỏ chứa nhiều protein là thực phẩm không có lợi cho người bị gai cột sống. Mặc dù nó cũng chứa nhiều canxi, nhưng hàm lượng protein lại vượt mức cho phép đối với người đang mắc bệnh về xương khớp. Đồng thời, trong thịt đỏ có nhiều chất béo bão hòa, acid uric khiến tình trạng bệnh chuyển biến nặng.
Đồ ăn nhiều đường, muối
Muối và đường là hai loại gia vị luôn có sẵn trong căn bếp của mọi gia đình. Tuy nhiên, đối với các bệnh nhân gai cột sống cần thận trọng khi sử dụng. Cơ thể sẽ giảm khả năng hấp thụ canxi, làm cho xương yếu đi nếu ăn quá mặn hoặc quá ngọt.
Người có thói quen ăn nhiều đồ ngọt như bánh kẹo, nước ngọt, có nguy cơ béo phì cao. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ khi làm tăng tải lực cho cột sống, khiến các gai xương phát triển chèn ép lên phần mềm và dây chằng của người bệnh.
Vì vậy, muốn điều trị gai cột sống hiệu quả, bạn nên điều chỉnh lượng đường và muối nạp vào cơ thể. Hạn chế ăn những món ăn được chế biến sẵn vì không thể kiểm soát được lượng gia vị nêm nếm. Người bệnh tốt nhất nên dùng những thực phẩm tự chế biến, có lợi cho sức khỏe.
Thực phẩm giàu axit oxalic
Các loại trái cây và rau củ có hàm lượng axit oxalic cao như: Mận, việt quất, củ cải đường, cà chua, khoai tây,…có thể ảnh hưởng đến tình trạng thoái hóa cột sống. Khi mắc những bệnh về xương khớp, đặc biệt là gai cột sống nên hạn chế những loại thực phẩm này nếu không muốn cơn đau dữ dội hơn.
Bắp (ngô)
Đây là loại thực phẩm quen thuộc của nhiều gia đình, nó có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau. Tuy nhiên đối với người bị gai cột sống nên cân nhắc khi sử dụng. Bắp ngô có chứa nhiều chất có thể gây dị ứng làm cho những cơn đau của người bệnh trở nên trầm trọng.
Hạn chế bột mì và gạo nếp:
Các loại bánh làm từ bột mì, gạo nếp như bánh mì, bánh quy, xôi, hay các sản phẩm làm từ bột mì, gạo nếp, đều được khuyến cáo người gai cột sống không nên hoặc hạn chế sử dụng.
Thực phẩm tốt cho người bị gai cột sống
Vậy người mắc bệnh gai cột sống nên ăn gì để cải thiện sức khỏe, thúc đẩy nhanh quá trình chữa lành cột sống? Có thể kể đến một số loại thực phẩm sau:
Các loại rau xanh:
Rau xanh là loại thực phẩm tốt cho cho sức khỏe. Đặc biệt, nên bổ sung đối với những bệnh nhân có vấn đề về xương khớp. Trong rau xanh có nhiều vitamin, giàu chất xơ giúp chống viêm hiệu quả. Bên cạnh đó nó còn cung cấp nguồn canxi dồi dào, bổ sung dưỡng chất cho xương. Những loại rau nên ăn như: rau cải xoăn, rau bina, rau ngót, bông cải xanh,…
Trái cây giàu vitamin C
Cam, chanh, đu đủ,…những loại trái cây có màu sắc thường chứa lượng vitamin C cao. Vitamin C và các mem kháng viêm tốt có trong hoa quả giúp hỗ trợ điều trị gai cột sống. Nên bổ sung vào thực đơn hàng ngày những loại trái cây này để thúc đẩy nhanh quá trình chữa lành, cũng như nâng cao sức khỏe cho người bệnh.
Tỏi, nghệ
Trong tỏi, nghệ có chứa chất phyto giúp chống viêm mạnh, hỗ trợ điều trị bệnh gai cột sống. Người bệnh được khuyên sử dụng những món ăn có bổ sung thêm hai loại gia vị này.
Đậu nành và ngũ cốc
Việc cung cấp canxi từ đậu nành và ngũ cốc giúp người bệnh loại bỏ được tình trạng loãng xương. Ngoài ra trong đậu nành còn chứa chất genistein được xem là một loại hormon estrogen quyết định cho xương chắc khỏe. Người bệnh nên thêm vào thực đơn hàng ngày hai thực phẩm này sẽ giúp việc điều trị đạt hiệu quả.
Ngoài ra người bị gai cột sống nên bổ sung thêm thực phẩm chứa vitamin D, K và omega 3 trong khẩu phần ăn. Những dưỡng chất này rất tốt cho quá trình hồi phục cột sống.
Lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho người bị gai cột sống
Để có được một chế độ dinh dưỡng hợp lý người bệnh nên lưu ý những vấn đề sau:
- Khi chọn mua thực phẩm nên chú ý vào độ tươi mới. Những thực phẩm tươi sẽ chứa hàm lượng cao chất dinh dưỡng.
- Ăn những món ăn được chế biến đơn giản như luộc, hấp sẽ có lợi hơn cho sức khỏe. Tinh giản trong cách chế biến món ăn còn giúp bạn hạn chế các bệnh về tim mạch, giảm nguy cơ béo phì và các bệnh về đường huyết.
- Có chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh. Ăn một lượng vừa đủ, tránh ăn quá no dễ dẫn đến căng tức ảnh hưởng đến gai cột sống.
- Kết hợp luyện tập và nghỉ ngơi hợp lí góp phần nâng cao sức khỏe, tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều trị bệnh.
- Bệnh nhân khi thấy những biểu hiện bất thường của cơ thể nên đến khám tại cơ sở y tế để được theo dõi, ngăn chặn nguy cơ biến chứng nghiêm trọng.
Bệnh gai cột sống là căn bệnh có thể chữa lành hoàn toàn nếu có phương pháp điều trị thích hợp. Người bệnh ngoài việc tuân thủ những chỉ định của bác sĩ cũng nên tạo cho mình một chế độ dinh dưỡng khoa học. Khi có một lối sống lành mạnh, bệnh nhân có thể nhanh chóng loại bỏ bệnh và quay lại sinh hoạt bình thường.
Tham khảo thêm: Gai đôi cột sống S1 là gì? Biểu hiện và cách điều trị