[Gai đôi cột sống bẩm sinh] 10+ Thông tin bệnh và cách điều trị hiệu quả

Bệnh gai đôi cột sống bẩm sinh được hình thành từ khi trẻ còn trong bụng mẹ. Kết hợp chữa trị và chế độ sinh hoạt hợp lý có thể chữa khỏi 95%.

Vậy gai đôi cột sống bẩm sinh là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng, nguy hại bệnh ra sao? Chữa trị gai đôi cột sống bẩm sinh bằng cách nào hiệu quả. Tất cả những vấn đề phụ huynh quan tâm sẽ được giải đáp chi tiết dưới bài viết.

Gai đôi cột sống bẩm sinh có chữa khỏi được không?
Gai đôi cột sống bẩm sinh có chữa khỏi được không?

Bệnh gai đôi cột sống bẩm sinh có nguy hiểm không?

Bệnh gai đôi cột sống hay còn gọi là tật nứt đốt sống, gây ra bởi việc gai xương bị hở hay ống thần kinh không đóng kín hoàn toàn. Khác với bệnh gai cột sống, gai đôi cột sống thường nằm ở đốt sống L5 – S1 và là một dị tật bẩm sinh từ trong bụng mẹ.

Theo ước tính của các bác sĩ Hoa Kỳ mỗi năm có đến 166.000 trẻ em bị gai đôi đốt sống. Hiện vẫn chưa có nghiên cứu cụ thể kết luận được chính xác nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này.

Do đó, nhiều nhà khoa học và các bác sĩ chuyên khoa đã đưa ra những phỏng đoán tạm thời về yếu tố dẫn tới bệnh gai đôi cột sống. Đứa trẻ sẽ bị tác động thông qua dinh dưỡng mà người mẹ nạp vào, môi trường mà người mẹ sinh sống và việc thiếu hụt lượng acid folic trong chế độ ăn uống của người mẹ.

Mức độ nguy hiểm của căn bệnh này hoàn toàn phụ thuộc vào vị trí cũng như kích thước dị tật trên cột sống. Gai đôi thường xuất hiện ở vùng thắt lưng, xương cùng của cột sống. Chính vì thế, nếu không được chữa trị sớm, bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như đau dây thần kinh, ảnh hưởng đến chức năng vận động, mất kiểm soát đại, tiểu tiện.

Bên cạnh đó, tình trạng nứt đốt sống và nén tủy sống do gai đôi cột sống bẩm sinh khiến trẻ em sẽ gặp những khó khăn khi bú, thở và nuốt. Não bộ có nguy cơ bị tổn thương cao, trẻ em bị hạn chế trong việc học tập và ghi nhớ, nghiêm trọng hơn còn đe dọa đến tính mạng của bé.

Biểu hiện của gai đôi cột sống bẩm sinh

Biểu hiện của bệnh gai đôi cột sống bẩm sinh
Biểu hiện của bệnh gai đôi cột sống bẩm sinh

Gai đôi cột sống bẩm sinh hay còn gọi là nứt đốt sống có 3 dạng phổ biến:

  • Gai đôi cột sống ẩn: Trường hợp này không cần điều trị, không có triệu chứng cụ thể và rất phổ biến. Trẻ bị mắc bệnh có thể có lúm đồng tiền, hoặc một mảng da có nhiều lông, vết chàm trên lưng.
  • Thoát vị màng não: Đây là dạng hiếm gặp và rất nghiêm trọng. Trường hợp này trẻ bị tràn dịch não tủy ra khỏi cột sống, vùng da lưng có chỗ bị đùn. Nhận biết thông qua phần lồi ra trên da trẻ.
  • Thoát vị màng tủy: Dạng này hiếm gặp và cực kì nguy hiểm.

Tùy vào những dị tật trên cột sống mà trẻ có những triệu chứng biểu hiện bệnh khác nhau. Trường hợp nghiêm trọng sẽ ảnh hưởng đến tủy sống và não, gây ra những hiện tượng như:

  • Bàn tay, bàn chân, cánh tay bị mất cảm giác, hoặc ít cảm giác, trẻ không thể di chuyển những bộ phần này trên cơ thể.
  • Các vấn đề về ruột và bàng quang khiến trẻ hay rò rỉ nước tiểu, khó đi đại tiện.
  • Dù được điều trị trẻ cũng có thể bị co giật, ảnh hưởng đến sinh hoạt và học tập.
  • Bị vẹo cột sống.

Biến chứng của bệnh gai đôi cột sống bẩm sinh ở trẻ em

  • Chân tay tê liệt: Tình trạng yếu cơ chân xuất hiện do các dây thần kinh có nhiệm vụ kiểm soát cơ chân dưới khu vực khuyết tật cột sống không hoạt động chính xác. Đứa trẻ có đi lại bình thường hay không sẽ phụ thuộc vào vị trí của khuyết tật, cũng như kích thước của nó và quá trình trước – sau khi sinh có được chăm sóc tốt không.
  • Vấn đề về chân và cột sống: Trẻ nhỏ dễ gặp vấn đề về chân và cột sống do sự yếu đi của cơ bắp ở chân và lưng. Cột sống có thể bị cong, vẹo hoặc tăng trưởng bất thường, hay bị trật khớp hông, hoặc co rút cơ,…
  • Ruột và bàng quang: Trẻ bị suy tủy do ảnh hưởng của chứng gai đôi cột sống có thể gặp các vấn đề về bàng quang và đường ruột. 
  • Não úng thủy: Còn được gọi là tràn dịch não, là tình trạng tích tụ chất lỏng trong não của trẻ.
  • Shunt trục trặc: Một số dấu hiệu như đau đầu, buồn nôn, khó chịu, khó ăn,….là tình trạng báo hiệu các shunt bị nhiễm bệnh hoặc ngừng hoạt động.
  • Viêm màng não: Nhiễm trùng trong các cơ xung quanh não có thể đe dọa tính mạng trẻ.
  • Rối loạn giấc ngủ: Trẻ em hay người lớn mắc chứng gai đôi cột sống đều có thể ngưng thở khi ngủ hoặc bị rối loạn giấc ngủ nghiêm trọng.
  • Các vấn đề về da: Trẻ bị gai đôi cột sống bẩm sinh sẽ không cảm nhận được những tổn thương bên ngoài da như phồng rộp hay đau ở chân, mông, lưng. Các vết thương nếu bị nhiễm trùng có thể gây ra những vết lỡ loét khó điều trị.
  • Dị ứng nhựa mủ: Dị ứng latex xảy ra cao ở trẻ có dị tật đốt sống, gây phát ban, hắt hơi, ngứa và chảy nước mắt, nước mũi khi tiếp xúc với vật làm từ cao su hay latex tự nhiên. Nguy cơ sốc phản vệ, đe dọa đến tính mạng trẻ nhỏ.
  • Các biến chứng khác của bệnh: Khi trẻ bị dị tật gai đôi đốt sống lớn lên, các vấn đề mới có thể phát sinh như chứng nhiễm trùng đường tiết niệu, trầm cảm và rối loạn tiêu hóa. Dẫn đến những khó khăn trong việc tư duy, học tập,…

Chẩn đoán bệnh gai đôi cột sống bẩm sinh

Việc chẩn đoán gai đôi cột sống bẩm sinh có thể được tiến hành trong quá trình người mẹ mang thai hoặc khi em bé được sinh ra.

Chẩn đoán gai đôi cột sống thai nhi: Các xét nghiệm tầm soát tiền sản được các bác sĩ thực hiện để kiểm tra mức độ gai đôi cột sống và các dị tật bẩm sinh khác nếu có.

  • Xét nghiệm AFP (alpha – fetoprotein): Đây là một loại protein được sản xuất do thai nhi. Xét nghiệm máu đo lượng AFP đi vào trong máu người mẹ, nếu kết quả cho thấy lượng AFP cao thì đứa bé có nguy cơ mắc dị tật cột sống. Xét nghiệm này là một phần Triple test dùng để tầm soát dị tật và các vấn đề khác.
  • Siêu âm: Bác sĩ có thể nhìn thấy gai đôi cột sống thông qua việc siêu âm.
  • Chọc ối: Đây là phương pháp xét nghiệm dựa trên phần nước ối bao quanh em bé nhầm xác định hàm lượng AFP. Nếu kết quả trả về cho thấy lượng AFP vượt mức thì em bé có nguy cơ cao mắc chứng gai đôi cột sống.

Chẩn đoán gai đôi cột sống trẻ sơ sinh: Bác sĩ tiến hành chụp X – quang, cộng hưởng MRI, CT scan để nhìn rõ cột sống và kiểm tra xương lưng của em bé.

Bệnh gai đôi cột sống bẩm sinh có chữa khỏi được không?

Gai đôi cột sống bẩm sinh có chữa khỏi được không là thắc mắc của rất nhiều người. Hiện nay với sự tiến bộ của y học, việc điều trị dị tật gai đôi cột sống không quá khó. Tùy theo tình trạng của bệnh nhân, các bác sĩ sẽ có biện pháp đẩy lùi các triệu chứng và khống chế bệnh an toàn.

Trường hợp gai đôi cột sống ở thể ẩn thường không có triệu chứng và không cần điều trị. Tuy nhiên trường hợp trẻ sơ sinh có khối thoát vị nên tiến hành phẫu thuật để điều trị.

Một số phương pháp điều trị gai đôi cột sống bẩm sinh như:

Điều trị bằng thuốc Tây y

Gai đôi cột sống bẩm sinh có thể điều trị bằng thuốc Tây y, bằng các loại thuốc có tác dụng giảm đau như Paracetamol, ibuprofen, diclofenac, codein,…

Việc sử dụng thuốc giúp bệnh nhân giảm đau nhức hiệu quả, nhanh chóng, tuy nhiên phương pháp này có thể dẫn đến những tác dụng phụ không mong muốn. Vì vậy khi sử dụng, người bệnh cần làm theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Điều trị bằng thuốc Đông y

Phương pháp này thích hợp với tình trạng bệnh nhẹ, chưa tiến triển nặng. Ưu điểm khi sử dụng cách chữa trị này là nó rất an toàn, lành tính do thảo dược có nguồn gốc từ tự nhiên. Cũng chính vì an toàn nên việc điều trị bằng thuốc Đông y cần sự kiên nhẫn của người bệnh, hiệu quả sẽ không nhanh như khi dùng các biện pháp Tây y hay phẫu thuật xâm lấn.

Để đạt hiệu quả tốt người bệnh nên tham vấn ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.

Kem bôi ngoài da

Một số loại thuốc bôi giúp giảm đau có chứa aspirin được dùng để xoa bóp lên vùng bị gai cột sống bẩm sinh. Cách này giúp giảm cảm giác khó chịu cho người bệnh, dịu cơn đau hiệu quả.

Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu điều trị gai đôi cột sống bẩm sinh
Vật lý trị liệu điều trị gai đôi cột sống bẩm sinh

Các phương pháp vật lý trị liệu thường được áp dụng như châm cứu, bấm huyệt, massage vùng bị đau do gai đôi. Sự tác động này giúp mạch máu lưu thông tốt hơn, giãn cơ cạnh cột sống, giảm đau nhức hiệu quả, hạn chế việc các dây thần kinh bị chèn ép.

Phương pháp phẫu thuật gai đôi cột sống bẩm sinh bằng đường phía sau

Đây là phương pháp điều trị hiệu quả khi gai đôi cột sống bẩm sinh hình thành khối thoát vị có thể nhận thấy trên bề mặt da, lúc này các rễ thần kinh có hiện tượng bị chèn ép.

Các bước thực hiện:

  • Rạch da dọc cột sống hay theo đường ngang, tránh rạch trực tiếp khối thoát vị.
  • Tiến hành tách cơ 2 bên đường rạch.
  • Sử dụng kính vi phẫu thực hiện phẫu tích xung quanh khối thoát vị mà không tiếp xúc vào nó.
  • Dùng các dụng cụ chuyên dụng khác mở rộng cung sau, để lộ rõ phần màng tủy quanh khối thoát vị.
  • Dùng cân cơ đùi để xử lý và tạo hình màng tủy.
  • Đóng tất cả các lớp giải phẫu: Placode, màng cứng, cân cơ, lớp dưới da, lớp da.
  • Dùng keo chuyên dụng cho phẫu thuật dán kín vết mổ.

Sau khi phẫu thuật, bệnh nhân được chăm sóc theo kế hoạch của bác sĩ đề ra bao gồm: Điều trị não úng thủy, vật lý trị liệu, điều trị các vấn đề xương khớp.

Cách phòng ngừa gai đôi cột sống bẩm sinh

Phụ nữ mang thai nên phòng ngừa gai đôi cột sống cho trẻ ngay từ giai đoạn đầu thai sản
Phụ nữ mang thai nên phòng ngừa gai đôi cột sống cho trẻ ngay từ giai đoạn đầu thai sản

Có thể phòng ngừa dị tật cột sống bẩm sinh bằng cách uống acid folic từ trước khi thụ thai 1 tháng và kéo dài trong 3 tháng đầu thai kỳ. Tuy nhiên việc xác định thời gian mang thai thực tế rất khó, chính vì thế phụ nữ ở độ tuổi mang thai được khuyên bổ sung acid folic một cách đều đặn. Liều lượng từ 0,4 – 1mg/1 ngày, điều này có thể tránh được 50% nguy cơ khuyết tật cho em bé.

Trường hợp người mẹ đã từng sinh con mắc dị tật ống thần kinh, hoặc có nguy cao con sinh ra sẽ bị loại dị tật này, cần dùng thuốc chống động kinh như valproic acid,…với liều lượng cao hơn. Phụ nữ cần tham khảo ý kiến của các bác sĩ trước khi sử dụng.

Ngoài ra, người mẹ nên có một chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lí, tránh tiếp xúc với môi trường khói bụi, ô nhiễm để không ảnh hưởng đến thai nhi. Chế độ dinh dưỡng cũng nên đảm bảo đủ dưỡng chất cần thiết như acid folic, vitamin D, canxi và các khoáng chất cho cơ thể. Đồng thời phụ nữ mang thai nên tập luyện thể dục thường xuyên bằng những động tác nhẹ nhàng, hạn chế nằm và ngồi trong thời gian dài.

Gai đôi cột sống bẩm sinh là bệnh có thể chữa khỏi nếu được phát hiện và điều trị sớm. Đây là bệnh lý về xương khớp tương đối nguy hiểm, không nên chủ quan. Phụ nữ dự định sinh con nên có những biện pháp phòng tránh để thai nhi sinh ra được khỏe mạnh. Bên cạnh đó, hãy thường xuyên kiểm tra định kì để phát hiện sớm những vấn đề sức khỏe và có biện pháp điều trị kịp thời.

Tham khảo thêm:

  • Gai đôi cột sống S1 là gì? Biểu hiện và cách điều trị
  • Mổ gai cột sống có nguy hiểm không? Có nên mổ?
  • Bệnh gai cột sống thắt lưng và cách điều trị