[Gai mâm chày khớp gối] Biểu hiện, nguyên nhân, cách chữa trị

Gai mâm chày khớp gối khiến người bệnh đau nhức và đi lại khó khăn. Tùy theo biểu hiện, nguyên nhân sẽ áp dụng cách chữa bệnh phù hợp.

Gai mâm chày khớp gối là gì?

Mâm chày là phần xương đầu trên xương chày khớp cùng với lồi cầu của xương đùi tạo nên khớp gối giúp khớp gối cử động. Mâm chày có cấu tạo xốp với bề mặt sụn và giữ chức năng rất quan trọng là gánh chịu trọng lượng của cơ thể được dồn nén khi chúng ta vận động.

Gai mâm chày khớp gối
Gai mâm chày khớp gối là căn bệnh phổ biến hiện nay

Gai mâm chày khớp gối là một dạng tổn thương vùng khớp gối, làm tình trạng xuất hiện các gai xương mọc lởm chởm trên bề mặt mâm chày. Lúc này các lớp sụn bị ăn mòn do mâm chày bị tổn thương từ tác động bên ngoài khiến cho khớp gối phát ra tiếng kêu mỗi khi cử động.

Khi có một lực tác động mạnh làm vỡ xương bánh chè và gây ra những tổn thương trên bề mặt khớp gối thì cơ thể sẽ có phản ứng mang canxi tự động lắp vào khu vực tổn thương để làm lành.

Tuy nhiên, một phần canxi không thể chuyển hóa sẽ lắng đọng vào bên ngoài và dần sẽ hình thành nên bề mặt gai lởm chởm gây ra tình trạng đau nhức và khiến người bệnh cảm thấy khó chịu.

Nguyên nhân hình thành bệnh gai mâm chày khớp gối

Theo các bác sĩ, nguyên nhân hình thành nên gai mâm chày khớp gối thường xuất phát từ những tác động sau đây:

  • Chấn thương mâm chày: Có thể là do cơ thể gặp phải những loại chấn thương do tại nạn hoặc va chạm mạnh khiến cho xương bánh chè bị vỡ dẫn đến trên bề mặt mâm chày xuất hiện những tổn thương.
  • Thoái hóa tự nhiên: Đây là tình trạng thường gặp ở người cao tuổi khiến cho xương và khớp bị thoái hóa theo thời gian hình thành nên gai mâm chày.
  • Béo phì: Mâm chày giữ chức năng là gánh chịu trọng lượng cơ thể, khi đó sở hữu cơ thể thừa cân cũng có thể sẽ gia tăng áp lực và lâu ngày sẽ tạo thành tổn thương.

Dấu hiệu của bệnh gai mâm chày khớp gối

Thông thường, người mắc bệnh gai mâm chày khớp gối sẽ thường có những dấu hiệu nhận biết sau đây:

  • Đau khớp gối: Người bệnh sẽ cảm thấy khớp gối thường xuyên xuất hiện những cơn đau nhói sau những lần vận động mạnh, di chuyển lên cầu thang hoặc thực hiện động tác nhún gối. Dần dần các cơn đau sẽ lan tỏa ra các khu vực xung quanh khiến người bệnh đi lại khập khiễng hoặc đứng không vững.
  • Cứng khớp gối: Thường xuyên cảm thấy khớp gối có dấu hiệu căng cứng khiến người bệnh khó khăn thực hiện động tác cử động và co duỗi. Tình trạng thường xuất hiện nhiều nhất vào mỗi buổi sáng khi thức dậy.
  • Sưng khớp gối: Trên bề mặt sẽ hình thành nên các gái xương, khi chọc vào phần mềm sẽ khiến cho khớp gối bị sưng lên.
  • Khớp gối phát ra tiếng lạo xạo khi di chuyển: Người bệnh sẽ phát hiện ra tiếng kêu lắc rắc hoặc lạo xạo mỗi khi di chuyển do sự cọ xát giữa các xương gai mọc trên mâm chày.
  • Sốt nhẹ: Tùy vào thể trạng mà có một số trường hợp xuất hiện triệu chứng sốt nhẹ.
Gai mâm chày khớp gối
Người bệnh cảm thấy đau nhức mỗi khi di chuyển lên cầu thang

Điều trị bệnh gai mâm chày khớp gối

Người mắc bệnh gai mâm chày khớp gối cần phải được điều trị sớm nhất có thể để tránh tình trạng bệnh làm ảnh hưởng đến quá trình vận động hoặc có nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng xương khớp. Ngày nay, một số phương pháp được áp dụng để điều trị gai mâm chày khớp gối bao gồm:

1. Sử dụng thuốc

Việc điều trị bệnh gai mâm chày xương khớp chủ yếu là bổ sung các dưỡng chất có lợi cho khớp gối, giúp giảm đau và giải quyết tình trạng đau cứng khớp gối của người bệnh. Thông thường bệnh nhân sau khi trải qua quá trình thăm khám và chẩn đoán sẽ được các bác sĩ chỉ định sử dụng một số loại thuốc như sau:

  • Thuốc giảm đau: Diclofenac, Efferangan codein, Aspirin,…
  • Thuốc kháng viêm không chứa steroid

2. Tập vật lý trị liệu

Bên cạnh đó, người bệnh có thể kết hợp việc sử dụng thuốc với tập vật lý trị liệu sẽ giúp cho quá trình hỗ trợ điều trị được rút ngắn thời gian. Một số phương pháp vật lý trị liệu bạn có thể tham khảo như:

  • Chiếu tia hồng quang: Phương pháp này góp phần lưu thông máu và sát khuẩn bằng cách sử dụng nhiệt và sức nóng của chùm tia hồng quang để chống sự co cứng cơ, các cơn đau cũng được thuyên giảm một cách hiệu quả.
  • Sóng vi ba: Phương pháp này sử dụng các loại bức xạ với tần số cao tác động vào phần khớp bị tổn thương nhằm lưu thông các mạch máu hạn chế cảm giác đau đớn. Sóng vi ba có chức năng tiêu viêm, giảm đau nhức và đẩy nhanh quá trình hồi phục bệnh.
  • Xoa bóp – bấm huyệt: Thủ thuật này có tác dụng giãn cơ, giảm đau, tăng cường dinh dưỡng tại chỗ và hạn chế quá trình thoái hóa giúp chức năng vận động được phục hồi. Khi đó, người bệnh sẽ cảm thấy thư giãn và giảm bớt được những cơn đau căng thẳng.
  • Châm cứu: Phương pháp này sẽ sử dụng kim vô trùng kích thích vào các huyết vị trên khu vực bị tổn thương để giúp cho khí huyết lưu thông và giảm được các cơn đau một cách an toàn.
  • Truyền dịch: Bệnh nhân sẽ được truyền các loại vitamin, các loại kháng sinh để tiêu viêm và giảm đau nhanh chóng. Đồng thời cung cấp nhiều dưỡng chất có lợi cho khớp gối và cơ thể.
Gai mâm chày khớp gối
Tập vật lý trị liệu kết hợp với việc sử dụng thuốc sẽ giúp bệnh nhanh chóng được cải thiện

Trên đây là những thông tin về bệnh gai mâm chày khớp gối, hi vọng những thông tin trên giúp quý bạn đọc hiểu rõ thêm về bệnh lý này. Nếu nhận thấy cơ thể có những dấu hiệu bất thường thì người bệnh cần nhanh chóng đi thăm khám để được chẩn đoán và tìm ra phương pháp điều trị phù hợp.

Có thể bạn quan tâm: Gai khớp gối: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị