[Bật mí] Cách dùng gạo lứt chữa bệnh gout tại nhà – Đơn giản và dễ làm
Gạo lứt không chỉ giàu dinh dưỡng, mà còn rất tốt cho người mắc bệnh xương khớp, đặc biệt là người mắc bệnh gout. Chính vì vậy, nhiều người đã dùng gạo lứt chữa bệnh gout tại nhà. Phương pháp này tốn ít chi phí, cách thực hiện đơn giản và có tính an toàn cao. Hơn nữa, hiệu quả của mẹo dân gian này chắc chắn sẽ khiến bạn bất ngờ. Hãy cùng khám phá cách chữa bệnh gút tại nhà bằng gạo lứt ngay sau đây:
Gạo lứt và công dụng chữa bệnh gout
Gạo lứt là loại gạo chỉ loại bỏ vỏ trấu và giữ lại mầm cùng phần cám trong quá trình xay xát. Do đó, loại gạo này có thành phần dinh dưỡng cao, chứa nhiều dưỡng chất như vitamin, thiamine, chất xơ, magie, sắt, kẽm… Đặc biệt, lớp cám của gạo lứt có tác dụng giảm cholesterol trong cơ thể, hỗ trợ điều hòa huyết áp và ngăn ngừa các vấn đề về tim mạch.
Sở dĩ gạo lứt được dùng nhiều để hỗ trợ điều trị bệnh gout là vì:
- Theo quan niệm Đông y, bệnh gout do phong tà cơ thể có tính âm hàn, trong khi đó, thành phần của gạo lứt chứa nhiều hoạt chất có tính dương hóa, có thể cân bằng cơ thể, hỗ trợ điều trị bệnh gout rất tốt. Hơn nữa, gạo lứt tính mát,có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, giải khát, bổ thần, có thể giúp điều trị các bệnh như rối loạn tiêu hóa, trúng thực, ngộ độc thực phẩm, cải thiện các triệu chứng khó chịu do bệnh xương khớp gây ra.
- Theo nghiên cứu của y học hiện đại, gạo lứt chứa hai hoạt chất là phytosterol và sterol có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, nâng cao hệ miễn dịch, tăng cường sức khỏe. Vì thế, người bệnh có thể dùng gạo lứt để giảm thiểu cơn đau nhức và ngăn ngừa, cải thiện chứng sưng viêm ở khớp.
- Gạo lứt cũng giàu vitamin K, có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, giúp loại bỏ lượng canxi dư thừa trong máu để cơ thể dễ dàng hấp thu canxi từ đó giúp củng cố hệ thống xương khớp. Vitamin K cũng hỗ trợ làm lành tổn thương, giúp vết thương mau lành từ đó hỗ trợ thúc đẩy quá trình điều trị bệnh gout của cơ thể.
- Gạo lứt còn chứa nhiều nguyên tố vi lượng như kali, natri, canxi, magie… rất tốt cho sức khỏe xương khớp.
Không chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh gout, gạo lứt còn giúp cơ thể ngăn ngừa được các bệnh như thoái hóa khớp, loãng xương, viêm khớp, phòng ngừa đông máu…
Cách chữa bệnh gout bằng gạo lứt
Gạo lứt có công dụng rất tốt cho sức khỏe xương khớp, có nhiều cách chữa bệnh gout bằng gạo lứt có thể kể đến như:
1. Dùng trà gạo lứt rang chữa bệnh gout
Trà gạo lứt rang có tác dụng làm mát, giải nhiệt cơ thể, hỗ trợ đào thải độc tố. Không chỉ vậy, trà gạo lứt rang còn giúp hạn chế sản sinh, tích tụ axit uric trong cơ thể, đồng thời còn giúp đào thải axit uric ra ngoài cơ thể theo đường nước tiểu. Có thể nói, đây là phương pháp điều trị đơn giản, dễ thực hiện, rất tốt cho sức khỏe, phù hợp với người bận rộn.
Cách thực hiện:
- Lấy 500g gạo lứt, nhặt bỏ hạt lép và vỏ trấu, đãi sạch, để ráo nước, cho vào chảo, rang đều tay, khi gạo ngả sang màu vàng sậm, có mùi thơm thì tắt bếp
- Đổ gạo ra ngoài, để cho nguội thì cho vào bình thủy tinh đậy kín nắp, bảo quản nơi khô ráo thoáng mát để dùng dần
- Mỗi ngày lấy 50g gạo lứt rang hãm với 300ml, sau 10 – 15 phút đến khi thấy mùi thơm nhẹ, nước chuyển màu đỏ đặc trưng thì lấy uống phần nước, bỏ bã.
Lưu ý: Khi gạo vừa ráo nước thì nên bỏ vào chảo rang ngay, không nên để gạo quá khô để trà có được mùi thơm nhẹ đặc trưng. Trà gạo lứt thơm dễ uống, tuy nhiên người bệnh chỉ nên dùng với liều lượng thích hợp. Không nên dùng trà gạo lứt uống thay nước lọc để tránh ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng khó chịu do bệnh gout gây ra, bạn nên duy trì thói quen uống trà gạo lứt mỗi ngày.
2. Dùng sữa gạo lứt rang chữa bệnh gout
Sữa gạo lứt là thức uống rất tốt cho sức khỏe, không chỉ có tác dụng làm đẹp, ngăn ngừa tình trạng lão hóa mà còn giúp ngăn ngừa và hỗ trợ giảm thiểu các triệu chứng khó chịu do bệnh gout gây ra.
Cách thực hiện:
- Nguyên liệu: 100g gạo lứt, 2 hộp sữa tươi không đường nhỏ, 100g đường phèn, 1 lít nước lọc
- Cho gạo lứt vào chảo chống dính, rang đều tay đến khi gạo có mùi thơm, nở được 20%, đảo đều tay để tránh gạo bị cháy khét
- Cho 300ml nước vào nồi, đun sôi sau đó cho gạo lứt rang vào đun ở lửa nhỏ
- Cho gạo lứt đã nấu xong vào máy xay sinh tố, xay nhuyễn, dùng rây lọc bỏ phần bã, giữ lại nước
- Đun sôi 100g đường phèn với 2 hộp sữa tươi không đường và 700ml nước lọc, canh lửa nhỏ để tránh sữa trào ra ngoài
- Để sữa nguội, cho vào chai thủy tinh, bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh, có thể dùng trong 3 – 4 ngày.
Lưu ý: Trước khi rang gạo lứt, để tránh làm mát lớp dinh dưỡng bên ngoài, bạn có thể không cần vo gạo.
3. Cách chữa bệnh gout bằng cháo gạo lứt rang
Cháo gạo lứt là món ăn bổ dưỡng cho tất cả mọi người từ người mắc các bệnh về xương khớp đến phụ nữ mang thai. Phương pháp này không chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh gout mà còn giúp ngăn ngừa các bệnh lý về xương khớp như đau lưng, loãng xương, thoái hóa cột sống… rất tốt.
Cách thực hiện:
- Nguyên liệu: 100g gạo lứt, 50g hạt sen khô, gia vị
- Gạo lứt vo sạch, nên ngâm qua đêm để gạo mềm
- Hạt sen khô ngâm qua đêm, rửa sạch, luộc cho mềm
- Đun sôi nước luộc hạt sen, cho gạo lứt đã ngâm vào nấu cho chín mềm
- Sau 45 phút thì kiểm tra xem gạo đã nở mềm chữa, nêm nếm gia vị vừa ăn.
4. Dùng cơm gạo lứt muối mè chữa bệnh gout
Cơm gạo lứt muối mè vừa có tác dụng giảm cân vừa tốt cho việc điều trị các bệnh lý về xương khớp như gout. Khi mắc bệnh gout, nếu đang thừa cân, để tránh gây áp lực cho xương khớp, bạn nên xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp để giảm cân.
Cách thực hiện:
- Nguyên liệu: 2 chén gạo lứt, 1 chén mè, muối trắng
- Gạo lứt rửa sơ, không ngâm quá nhiều lần để tránh mất chất dinh dưỡng, ngâm nước lạnh để qua đêm. Nên ngâm gạo trước khi nấu để hạt gạo mềm, dễ ăn, thời gian nấu chín cũng nhanh hơn đồng thời còn giúp bạn loại bỏ độc tố
- Đong gạo với lượng nước phù hợp, cứ 1 mức gạo thì 2 mức nước, đây là bước quan trọng để nồi cơm được thơm ngon hơn
- Thời gian nấu gạo lứt tốt nhất là 1 tiếng với nồi áp suất, có thể thêm đậu đỏ hoặc hạt sen để giúp cơm giàu dưỡng chất
- Mè rửa sạch, rang chín, trộn mè với muối cho vừa ăn
- Trộn cơm với muối mè, dùng khi còn nóng, nên ăn thay cơm bình thường, dùng trong bữa ăn chính hàng ngày
- Nên kết hợp với các thực phẩm khác để hỗ trợ điều trị và tránh thiếu hụt dưỡng chất ảnh hưởng sức khỏe.
5. Chữa bệnh gout bằng bột gạo lứt rang
Thay vì dùng trà gạo lứt hoặc các món ăn với gạo lứt, để tiết kiệm thời gian, bạn có thể dùng bột gạo lứt rang để hỗ trợ điều trị. Đây là biện pháp phù hợp với người bận rộn, bạn chỉ cần mua bột gạo lứt rang hoặc tự làm để dùng dần. Bột gạo lứt rang vừa hỗ trợ điều trị bệnh gout, vừa giúp làm mát cơ thể, giải nhiệt rất tốt.
Cách thực hiện:
- Lấy một lượng vừa phải gạo lứt đỏ, cho vào chảo, rang đều tay, liên tục đến khi gạo vàng đều, có mùi thơm thì tắt bếp
- Đem gạo lứt rang xay thành bột mịn, cho vào hủ thủy tinh có nắp đậy, đậy kỹ nắp bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát để dùng dần
- Mỗi ngày lấy 2 thìa bột gạo lứt rang pha với 100ml nước sôi, kiên trì uống 2 – 3 lần/ngày.
6. Dùng cốm gạo lứt chữa bệnh gout
Dùng cốm gạo lứt chữa bệnh gout là một trong những phương pháp được nhiều người áp dụng do vừa có tác dụng hỗ trợ điều trị vừa ngon miệng. Đây cũng là món ăn vặt được nhiều người yêu thích đặc biệt là các bạn nhỏ.
Cách thực hiện:
- Nguyên liệu: rong biển, 1 lạng hạt mè đen rang chín đều, dầu ăn hoặc dầu mè, tỏi băm, gạo lứt
- Rong biển cho vào chảo sao khô cho giòn, để nguội cho vào cối giã nát
- Cho dầu vào chảo, thêm tỏi, hạt mè đã rang, rong biển vào đảo đều, nêm nếm gia vị vừa ăn, đảo đều tay rồi tắt bếp
- Gạo lứt ngâm ít nhất 8 tiếng cho nở đều, nấu chín gạo, cho gạo đã nấu chín ra mâm, phơi dưới nắng to để hạt cơm khô và se lại
- Cho muối vào chảo, đến khi hương muối bốc lên thì cho gạo lứt đã nấu chín vào rang cùng, đảo đều tay cho gạo phồng lên, có tiếng nổ thì đổ ra để nguội
- Tiếp tục bắt chảo gạo lứt rang lên bếp, đổ rong biển vào, đảo đều tay, để nguội, cho vào lọ thủy tinh, đậy kín nắp, để dùng dần.
Một số lưu ý khi dùng gạo lứt rang chữa bệnh gout
Khi chữa bệnh gout bằng gạo lứt rang, để gạo phát huy công dụng tốt nhất trong việc điều trị và tránh ảnh hưởng đến sức khỏe, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
- Người bị thiếu canxi, thiếu sắt không nên dùng gạo lứt thường xuyên, do gạo lứt có chứa axit phytic khi kết hợp với các khoáng chất có thể tạo thành chất kết tủa
- Gạo lứt khó nhai, khá khô cứng, khó tiêu hóa nên không nên sử dụng thường xuyên cho người có vấn đề về tiêu hóa, người mới ốm dậy, người già yếu, trẻ em
- Nên dùng gạo lứt đỏ hoặc gạo lứt đen vì hai loại gạo này chứa nhiều dưỡng chất
- Khi mua gạo nên chọn mua ở các cửa hàng uy tín, chọn hạt gạo trơn nhẵn, kiểm tra kỹ trước khi mua để tránh mua phải gạo mọt, ẩm mốc
- Trà gạo lứt có thể dùng mỗi ngày, tuy nhiên, cháo và cơm gạo lứt chỉ nên ăn 2 – 3 lần/tuần, nên kết hợp cùng các thực phẩm khác để không gây thiếu hụt dinh dưỡng ảnh hưởng đến sức khỏe
- Gạo lứt mặc dù có tác dụng tốt với người mắc bệnh gout, tuy nhiên, hiệu quả còn phụ thuộc vào cơ địa mỗi người, cần kiên trì trong thời gian dài thì mới thấy hiệu quả.
Có rất nhiều cách dùng gạo lứt chữa bệnh gout đơn giản, nhanh chóng, dễ thực hiện mà bạn có thể áp dụng. Để nâng cao hiệu quả điều trị, giữ cho nồng độ axit uric trong cơ thể ở mức ổn định, người bệnh cần xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp, thường xuyên thăm khám để xác định tình trạng bệnh của mình.
Có thể bạn quan tâm:
- Công dụng chữa bệnh gout của cải bẹ xanh sẽ khiến bạn bất ngờ
- Mẹo chữa bệnh gout bằng dừa xiêm bạn nên thử