[Tham khảo] 14 Món ăn chữa thoái hóa khớp bổ dưỡng bạn nên chọn
Bí xanh, í dĩ, chè đậu, chả lươn, canh mướp, cá hồi, gà hầm, hàu, … là những món ăn chữa thoái hóa khớp bổ dưỡng mà bạn sử dụng thường xuyên.
Cách chế biến những món ăn này ra sao để đạt hiệu quả tốt nhất. Còn chần chờ gì nữa. Hãy theo dõi nội dung bài viết ngay thôi !
Các món ăn chữa thoái hóa khớp không nên bỏ qua
Bên cạnh việc điều trị theo liệu trình của bác sĩ, người bệnh thoái hóa khớp nên có chế độ ăn uống hợp lý. Đặc biệt, nên tăng cường bổ sung các món ăn giải nhiệt, giàu chất sụn, có lợi cho việc khôi phục của các sụn khớp đang có dấu hiệu thoái hóa. Các món ăn này có thể kể đến như:
1. Canh bí xanh sườn lợn
Phù hợp với người thoái hóa khớp mức độ nhẹ với các triệu chứng như khớp sưng nhẹ, ít nóng đỏ. Không chỉ hỗ trợ phục hồi khớp thoái hóa, món ăn này cũng rất rất bổ dưỡng, giúp tăng cường sức khỏe, ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 250g sườn heo, 500g bí xanh
- Bí xanh gọt vỏ, rửa sạch, thái lát vừa ăn; sườn heo rửa sạch
- Nấu thành canh như bình thường, nêm nhạt
- Thường xuyên sử dụng sẽ thấy các triệu chứng thoái hóa khớp thuyên giảm.
2. Canh ý dĩ nhân nấu hồng táo
Thường được khuyến khích sử dụng ở giai đoạn bệnh đã dần được cải thiện. Khi bệnh nhân không còn cảm giác đau buốt dữ dội ở các khớp thay vào đó là tình trạng người mệt mỏi, không có sức lực.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 50g ý dĩ nhân, 10 quả hồng táo
- Nấu thành canh, dùng thay cho món điểm tâm, lưu ý không nên cho đường
- Chia làm 2 phần, ăn vào 2 buổi sáng và tối.
3. Ý dĩ nhân nấu đậu xanh, bách hợp
Là món ăn nhẹ giúp chữa âm hư, khớp gối sưng nóng đỏ, đau nhiều, nóng trong. Đặc biệt, theo Đông y, hạt ý dĩ là thượng phẩm tốt cho hệ tiêu hóa, chữa đau nhức xương khớp khi kết hợp với bách hợp, đậu xanh sẽ mang lại hiệu quả tốt trong việc điều trị thoái hóa khớp, nhất là thoái hóa khớp gối.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 100g bách hợp tươi, 50g ý dĩ nhân, 25g đậu xanh
- Ý dĩ, đậu xanh rửa sạch, đun sôi với lửa nhỏ
- Bách hợp tẽ cánh, bỏ màng trong, bóp nhẹ với ít muối tinh, rửa sạch
- Khi đậu nhừ thì thêm bách hợp vào, nấu đến khi đặc
- Thêm một ít đường trắng vào, chia làm 2 phần, dùng vào 2 buổi sáng tối, mỗi lần 1 bát con.
4. Chè đậu xanh, ý dĩ, hoa quế
Đậu xanh khi nấu cùng ý dĩ, hoa quế sẽ mang lại hiệu quả giảm đau tốt cho người bị thoái hóa khớp. Do hoa quế tính ấm nóng, ý dĩ tính bình, đậu xanh tính mát khi phối hợp sẽ tạo ra sự cân bằng nên bất cứ ai, cơ địa nào cũng dùng được. Phù hợp trong việc điều trị thoái hóa khớp giai đoạn cấp tính với các triệu chứng khớp sưng nóng đỏ, cơn đau rõ rệt, cử động bị hạn chế.
Cách thực hiện:
- Nguyên liệu: 100g đậu xanh, 50g ý dĩ nhân, một ít hoa quế
- Đậu xanh, ý dĩ rửa sạch, ngâm trong nước lạnh 1 tiếng
- Cho vào nồi nấu với nước, thêm một ít đường phèn hoặc đường cát
- Đến khi chín mềm thì thêm hoa quế vào rồi tắt bếp.
5. Chả lươn cuốn lá lốt
Theo Đông y, lươn vịt ngon, tính ấm, bổ khí huyết, vừa giúp phục hồi các tổn thương bên trong cơ thể, vừa có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh về xương khớp. Chả lươn cuốn lá lốt là món ăn có tác dụng chữa nhược cơ, đau mỏi cơ, tê bì, đau nhức xương khớp và đặc biệt còn rất tốt cho bệnh nhân bị liệt nửa người.
Cách thực hiện:
- Lươn làm sạch, bỏ ruột, ướp với các gia vị như gừng tiêu, tỏi
- Dùng lá lốt cuốn lại thành chả rồi đem chiên hoặc nướng
- Dùng kết hợp với cơm, bún hoặc bánh mỳ.
6. Canh mướp hương đậu hũ
Đậu hũ, mướp hương thêm một ít gừng và hành lá không chỉ giúp cân bằng dinh dưỡng, cung cấp lượng đạm cần thiết cho cơ thể mà còn giúp thanh nhiệt, hỗ trợ giảm đau và điều trị thoái hóa khớp rất tốt. Phù hợp với người mắc thoái hóa khớp giai đoạn cấp tính với các triệu chứng sưng, nóng đỏ ở mức độ nhẹ.
Cách thực hiện:
- Nguyên liệu: 250g mướp tươi, 250g đậu phụ, một ít gừng và hành lá
- Phi thơm tỏi với dầu, cho mướp hương vào xào sơ rồi cho nước vào nấu canh
- Tiếp đó thêm đậu phụ vào nấu đến khi chín thì nêm nếm vừa ăn
- Hành lá cắt nhỏ, gừng thái sợi cho vào nồi rồi tắt bếp.
7. Nấm hương xào cải thìa
Cải thìa, nấm hương đều là những thực phẩm tốt cho người bị thoái hóa khớp. Nấm được xem là thực phẩm vàng với người mắc các vấn đề về xương khớp do có khả năng chữa suy nhược cơ thể, kháng viêm, hỗ trợ chữa đau nhức, tê bì chân tay…
Cách thực hiện:
- Nguyên liệu: Nấm hương, cải bẹ, tỏi khô, xì dầu
- Nấm ngâm cho nở, rửa sạch với nước; cải thìa nhặt rồi rửa sạch; tỏi bóc vỏ, đập dập
- Luộc sơ rau cải với lửa to trong 1 – 2 phút rồi vớt ra
- Phi thơm tỏi với dầu ăn, cho rau vào, đảo nhanh tay, thêm ít xì dầu
- Cho nấm hương vào xào chín thì tắt bếp.
8. Cá hồi bọc giấy bạc
Cá hồi giàu omega-3, có tác dụng ức chế quá trình sản xuất cytokine. Thường xuyên sử dụng cá hồi sẽ giúp giảm viêm, ngăn ngừa tình trạng bệnh tiến triển nặng.
Cách thực hiện:
- Nguyên liệu: Cá hồi phi lê, muối tiêu, chanh, dầu ô liu
- Làm nóng lò nướng (200 độ C)
- Cho cá vào giấy bạc, rưới tiêu, muối, dầu ô liu và đặt vài lát chanh lên
- Cuộn các mép giấy sao cho bọc kín cá, nướng từ 13 – 15 phút.
9. Cơm nếp nấu ngũ gia bì
Phù hợp với người mắc thoái hóa khớp giai đoạn đang dần hồi phục với triệu chứng đau mỏi, không chịu được gió lạnh.
Cách thực hiện:
- Nguyên liệu: 500g gạo nếp, 50g nam ngũ gia bì
- Ngũ gia bì rửa sạch, ngâm no nước, rồi sắc lấy nước
- Cứ 30 phút sắc một lần, tổng cộng 2 lần
- Lấy nước này nấu với gạo nếp thành cơm, để nguội
- Thêm men rượu, trộn đều để tạo thành rượu cái
- Mỗi ngày ăn một lượng vừa đủ cơm nếp rượu sẽ thấy các triệu chứng cải thiện.
10. Canh đậu tương nấu hồng trà
Có tác dụng tiêu sưng, thông ẩm, thích hợp với người mắc chứng thoái hóa khớp với triệu chứng khớp sưng rõ nhưng không nóng đỏ.
Cách thực hiện:
- Nguyên liệu: 30g đậu tương, 2g hồng trà, 0,5g muối ăn, 500ml nước
- Nấu đậu tương với 500ml nước cho chín rồi thêm hồng trà, muối vào đun sôi
- Chia làm 4 phần, mỗi lần dùng 100ml, dùng hết trong ngày
- Uống nước trước rồi ăn đậu tương sau.
11. Chân giò hầm xích tiểu đậu
Phù hợp với người mắc thoái hóa khớp giai đoạn bệnh mới khởi phát và giai đoạn ổn định. Có tác dụng giảm đau, tiêu viêm, tăng cường bôi trơn sụn khớp.
Cách thực hiện:
- Nguyên liệu 1 cái chân giò lợn, 50g xích tiểu đậu (đậu đỏ hạt nhỏ), 20g mộc nhĩ
- Dùng đậu đỏ nấu, mộc nhĩ nấu canh với chân giò hoặc thêm gạo tẻ vào nấu cháo
- Ngày dùng 1 lần với người mắc thoái hóa khớp giai đoạn cấp tính, tuần dùng 1 – 2 lần với người mắc bệnh ở giai đoạn ổn định.
12. Xương dê hầm đỗ trọng
Là món ăn bài thuốc được sử dụng để chữa chứng phong thấp, đau nhức, tê bì chân tay. Trong đó, xương dê có tác dụng bổ thận, tăng cường gân cốt, đỗ trọng giúp giảm đau nhức, sưng viêm ở khớp.
Cách thực hiện:
- Nguyên liệu: Xương dê, đỗ trọng
- Xương dê làm sạch, hầm nhừ với đỗ trọng, nêm nếm gia vị vừa ăn
- Mỗi tuần dùng 2 – 3 lần, liên tục trong thời gian dài để thấy hiệu quả.
13. Gà hầm thuốc bắc
Được đánh giá là món ăn bổ dưỡng chống suy nhược cơ thể, giảm các cơn đau nhức xương khớp. Là món ăn phù hợp với người đang điều trị thoái hóa khớp và các bệnh xương khớp khác.
Cách thực hiện:
- Nguyên liệu: 1 con gà ác, 1 gói thuốc bắc, gia vị thông thường
- Gà rửa sạch, xát muối, hầm chung với thuốc bắc
- Khi gà chín nhừ thì nêm nếm gia vị vừa ăn, tắt bếp
- Chia làm 2 phần, ăn hết trong ngày, kiên trì trong 1 tháng để thấy triệu chứng bệnh cải thiện.
14. Các món ăn từ hàu
Hàu giàu canxi, rất tốt cho hệ xương khớp. Nếu thường xuyên sử dụng sẽ hỗ trợ điều trị tốt thoát hóa cột sống, thoái hóa khớp và ngăn ngừa hiệu quả tình trạng loãng xương. Theo các chuyên gia, người bệnh nên ăn hầu 3 – 4 lần/tuần. Có thể chế biến thành các món ăn như cháo hàu, hàu nướng mỡ hành, hàu chiên trứng…
Lời khuyên cho người mắc thoái hóa khớp
Bên cạnh việc áp dụng các món ăn chữa thoái hóa khớp, người bệnh cũng cần xây dựng chế độ dinh dưỡng và thói quen sinh hoạt hợp lý. Sau đây là một số vấn đề người bệnh cần lưu ý:
- Có chế độ ăn uống phù hợp, nên tăng cường ăn nhiều rau có màu xanh đậm, rau bina, bông cải xanh, sữa, cá, quả mọng, nước hầm xương…
- Tránh xa các thực phẩm dễ khiến tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn như đồ ăn cay nóng nhiều dầu mỡ, đường, bột mì, thịt đỏ, thức ăn chứa chất bảo quản, rượu bia…
- Duy trì cân nặng hợp lý, thường xuyên luyện tập các bài tập phục hồi chức năng sương khớp.
- Tránh các tư thế không phù hợp khi làm việc, sinh hoạt, hạn chế thay đổi tư thế đột ngột, tránh ngồi xổm, mang vác nặng…
Trên đây là một số món ăn chữa thoái hóa khớp ngon, hỗ trợ tích cực cho việc hồi phục của hệ xương khớp. Để đảm bảo sức khỏe, người bệnh cũng nên thăm khám sức khỏe định kỳ và đến ngay bác sĩ chuyên khoa nếu có bất thường ở khớp.
Có thể bạn quan tâm:
- Người bị thoái hóa khớp gối nên ăn gì để cải thiện bệnh?
- Thoái hóa khớp gối: Triệu chứng, Nguyên nhân, Cách điều trị