[Bỏ túi] 7+ món ăn hỗ trợ chữa thoái hóa cột sống cực tốt
Các món ăn hỗ trợ chữa thoái hóa cột sống cực tốt, không thể không kể đến: Xương dê hầm đỗ trọng, gà hầm thuốc bắc, thịt rắn, hàu, các món ăn từ thịt bò, đậu nành… Hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây. Để nắm được cách làm các món ăn tốt cho cột sống.
8 món ăn hỗ trợ chữa thoái hóa cột sống hiệu quả
Thoái hóa cột sống là một bệnh lý xương khớp phổ biến, nhất là ở người cao tuổi. Đây là tình trạng các sụn khớp, đĩa đệm cột sống bị thoái hóa, gây đau, hạn chế vận động của bệnh nhân. Nếu không được điều trị sớm thoái hóa cột sống còn có thể diễn tiến nặng và gây ra những biến chứng nghiêm trọng hơn như thoát vị đĩa đệm, gây đau thần kinh tọa, liệt vĩnh viễn một số bộ phận… Do đó cần khám và điều trị càng sớm càng tốt.
Bên cạnh việc điều trị thoái hóa cột sống bằng thuốc tây, châm cứu, tập các bài tập vật lý trị liệu… bệnh nhân cũng cần phải chú ý đến chế độ ăn của mình. Bởi có chế độ ăn uống phù hợp Vậy nên ăn gì khi bị thoái hóa cột sống? Sau đây chúng tôi xin gợi ý 8 món ăn hỗ trợ chữa thoái hóa cột sống để bạn tham khảo:
1. Cháo hàu
Theo các ghi chép của Y học cổ truyền, hàu không độc, vị ngọt hơi mặn, có tác dụng bổ tinh, tráng dương, tư âm dưỡng huyết. Do đó, nó có tác dụng trị chứng hoa mắt, chóng mặt, trị chứng mất ngủ do nhiệt, chứng yếu sinh lý, mộng tinh, di tinh… ở nam giới.
Không những thế, hàu là loại hải sản chứa nhiều canxi nên rất tốt cho xương khớp. Do đó nếu bị thoái hóa cột sống, bạn nên dùng hàu để chế biến thành các món ăn như cháo hàu, hàu nướng mỡ hành, hàu chiên trứng… Sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn cách nấu cháo hàu thơm ngon bổ dưỡng:
Chuẩn bị:
- Hàu: 2kg
- Gạo nếp: 1 nắm
- Gạo tẻ: 200g
- Hành tím, rau cải
- Nước mắm, tiêu, muối
Cách thực hiện:
- Rửa sạch hàu, đem bỏ nồi và luộc. Khi thấy chúng hé miệng, vớt ra rồi dùng dao lách vào miệng để tách thành đôi. Tách lấy phần thịt hàu bên trong, bỏ vỏ, giữ lại cả phần nước hàu.
- Rau cải rửa sạch, cắt nhỏ.
- Đem cả gạo nếp và gạo tẻ đi vo sạch, cho vào nồi. Đổ nước ngập gấp khoảng 3 lần gạo rồi nấu cho nhừ.
- Khi thấy gạo đã nhừ thành cháo, đổ nước luộc hàu vào, nêm thêm chút gia vị.
- Hành tím lột vỏ, cắt nhỏ. Sau đó bắc chảo lên bếp, phi thơm và cho thịt hàu vào xào nhanh. Nêm gia vị cho vừa ăn.
- Sau khi cháo đã được nấu nhừ, múc ra tô, cho thịt hàu và ít rau cải xắt nhỏ lên trên. Trộn đều là có thể sử dụng.
2. Xương dê hầm đỗ trọng – món ăn hỗ trợ chữa thoái hóa cột sống cực tốt
Theo Đông y, xương dê có tác dụng bổ thận, tăng cường gân cốt, có thể điều trị các chứng đau lưng, phong thấp. Bên cạnh đó, đỗ trọng cũng là một trong những vị thuốc Đông y thường có mặt trong các bài thuốc điều trị xương khớp, thoái hóa cột sống, làm giảm tình trạng mỏi, đau nhức tay chân. Cách thực hiện món ăn hỗ trợ chữa thoái hóa cột sống này như sau:
Chuẩn bị:
- Xương dê
- Đỗ trọng
- Các loại gia vị cần thiết
Cách chế biến:
- Xương đem đi làm sạch, cho vào nồi và hầm chung với đỗ trọng.
- Cứ đun sôi cho đến khi thấy cả 2 nguyên liệu chín nhừ thì nêm thêm gia vị cho vừa ăn.
Cách dùng:
Nên ăn món xương dê hầm đỗ trọng khi nóng. Mỗi tuần thực hiện khoảng 2 – 3 lần, kiên trì trong một thời gian sẽ thấy các triệu chứng bệnh giảm đi rõ rệt.
3. Súp lơ xanh xào thịt
Nếu bị thoái hóa khớp, người bệnh nên bổ sung thêm các loại rau củ như là cà rốt, cà chua, nhất là súp lơ xanh. Bởi trong thành phần của loại thực này chứa nhiều vitamin K, C tốt cho xương khớp. Bên cạnh đó, người bị các vấn đề xương khớp cũng nên ăn thịt như thịt lợn, thịt bò, nhất là nấu các món ăn từ nước hầm xương. Vì chúng có nhiều glucosamin, chondroitin có khả năng bổ sung canxi cho cơ thể, giúp xương chắc khỏe.
Bạn có thể thực hiện món súp lơ xanh xào thịt theo cách sau đây:
Chuẩn bị:
- Súp lơ xanh: 3 cây
- Cà rốt: 2 củ
- Thịt bò: 500g
- Tỏi: 1 củ
- Các loại gia vị: Đường, muối, tiêu bột, hạt nêm, nước tương.
Cách thực hiện:
- Súp lơ đem đi rửa sạch, lấy dao thái nhỏ thành các miếng vừa ăn.
- Cà rốt gọt vỏ, thái từng miếng có độ dày khoảng 0,5 – 1cm.
- Tỏi bóc vỏ, đập dập, băm nhuyễn.
- Chuẩn bị một cái chậu, cho vào chút muối, khuấy đều rồi bỏ súp lơ và cà rốt vào, ngâm chừng 15 phút. Sau đó, rửa lại với nước cho sạch.
- Đổ nước vào nồi, bắc lên bếp rồi đun sôi. Cho súp lơ và cà rốt vào để chần qua, vớt ra để ráo nước.
- Cho 1 thìa hạt nêm, đường, ít muối vào một cái tô lớn, bỏ cà rốt và súp lơ vô xóc đều để nó ngấm gia vị.
- Thịt bò rửa sạch, thái thành từng miếng mỏng vừa ăn. Cho hạt nêm, đường, ít dầu ăn, nước tương vào trộn đều, ướp chừng 15 phút cho ngấm gia vị.
- Bắc chảo lên bếp, cho dầu ăn vào, đun nóng. Khi thấy dầu đã sôi, phi thơm tỏi băm rồi cho thịt bò vào để xào. Lưu ý là phải xào đều tay trên ngọn lửa lớn.
- Khi thấy thịt đã chín tái, cho súp lơ, cà rốt vào để xào. Nêm thêm gia vị cho vừa ăn rồi tắt bếp.
- Trình bày ra đĩa, rắc chút tiêu lên trên để thưởng thức.
4. Thịt rắn
Một trong những món ăn hỗ trợ chữa thoái hóa cột sống cực tốt mà chúng ta không thể không nhắc đến đó là thịt rắn. Bởi loại thịt này có tính ôn, vị ngọt mặn, thường được dùng để điều trị các bệnh tê liệt, thần kinh, đau lưng, bản thân bất toại, đau nhức xương khớp, điều trị thoái hóa cột sống.
Dưới đây là cách chế biến món thịt rắn để điều trị thoái hóa cột sống:
Chuẩn bị:
- 500g thịt rắn
- 100g lá lốt
- 30g thiên niên kiện
- 30g đỗ trọng
- 30g trần bì
Cách thực hiện:
- Các nguyên liệu trên đem đi sơ chế, làm sạch rồi cho vào một cái nồi, hầm chung với nước.
- Đun sôi cho đến khi thấy các nguyên liệu đều đã nhừ thì nhắc xuống.
- Nêm lại gia vị cho vừa ăn là có thể sử dụng.
Cách dùng:
Nên ăn món này khoảng 3 lần mỗi tuần để nó mang lại tác dụng tốt.
5. Gà hầm thuốc bắc – món ăn hỗ trợ chữa thoái hóa cột sống hiệu quả
Món ăn bài thuốc này có tác dụng rất tốt trong việc điều trị phong thấp, thoái hóa cột sống, đau mỏi lưng, bổ gân cốt, đau gối. Đồng thời còn có tác dụng điều trị suy nhược cơ thể và giúp an thần. Để thực hiện món ăn này, bạn có thể áp dụng theo cách sau:
Chuẩn bị:
- 500g thịt gà non tơ hoặc gà ác đen
- 5g tam thất
- 10g long nhãn
- 10g kỷ tử
- 10g táo tàu
Cách thực hiện:
- Thịt gà đem làm sạch, cho vào nồi và hầm chung với các nguyên liệu khác.
- Cứ hầm cho đến khi thịt chín nhừ thì nhắc xuống, nêm gia vị cho vừa ăn.
Cách dùng:
Chia lượng thức ăn thành 2 lần và dùng hết trong ngày, Kiên trì áp dụng khoảng 1 tháng sẽ thấy các triệu chứng bệnh giảm đi đáng kể.
6. Sinh tố hoặc nước ép trái cây
Nếu đang băn khoăn chưa biết thoái hóa cột sống nên ăn gì, bạn nên bổ sung thêm các loại trái cây như đu đủ, ổi, dứa, chanh, bưởi… Vì chúng đều là những thực phẩm dồi dào vitamin C và là nguồn cung ứng men kháng viêm. Nó sẽ giúp làm giảm các biểu hiện của bệnh thoái hóa cột sống cho bạn.
Bạn có thể dùng những loại trái cây này để làm thành nhiều loại sinh tố hoặc nước ép. Sau đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn thực hiện sinh tố đu đủ:
Chuẩn bị:
- Đu đủ chín: 200g
- Sữa tươi: 100ml
- Sữa đặc: 2 thìa
- Đá bào
Cách thực hiện:
- Gọt vỏ đu đủ, rửa sạch, bổ đôi, bỏ hết hạt và cắt thành từng miếng nhỏ.
- Cho đu đủ vào máy xay sinh tố, thêm sữa tươi, sữa đặc, đáp bào vào rồi xay nhuyễn. Lưu ý, tùy vào sở thích mà bạn có thể thêm, bớt lượng sữa để phù hợp với khẩu vị của mỗi người.
- Đổ hỗn hợp ra ly và thưởng thức.
7. Món ăn tốt cho người bị thoái hóa cột sống – sữa đậu nành
Mặc dù không chứa nhiều canxi nhưng đậu nành lại có thể làm giảm triệu chứng và phòng ngừa được bệnh loãng xương. Trong loại thực phẩm này có chứa chất Genistein được xem như hormone estrogen thực vật. Chúng có khả năng tương tự như một loại estrogen sinh học, giúp xương chắc khỏe.
Bạn có thể dùng đậu nành để làm sữa đậu nành, phần bã dùng làm các món ăn khác nhau như bã đậu nành chiên giòn, chả lá lốt bã đậu nành, bã đầu nành xào sả ớt… để hỗ trợ điều trị thoái hóa cột sống tốt hơn. Sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn làm sữa đậu nành:
Chuẩn bị:
- 200g đỗ tương
- 1 lít nước sôi để nguội
- 100g đường trắng
- 1 tấm vải thô
Cách thực hiện:
- Bạn chọn những hạt đỗ tương tròn, bóng, không bị sâu cho vào một cái tô to và đổ đầy nước vào. Lưu ý là cần đổ ngập nước khoảng 3 – 4 lần đỗ
- Ngâm đỗ trong nước chừng 8 tiếng rồi vớt ra. Không nên ngâm đỗ quá lâu để tránh sữa đậu nành dễ bị chua, không ngon.
- Vo thật sạch đỗ đã ngâm, đãi bỏ vỏ và xả dưới vòi nước. Thực hiện nhiều lần cho đến khi thấy nước trong lại là được.
- Cho lần lượt đỗ đã đãi sạch vào máy xay sinh tố, đổ thêm nước đun sôi để nguội vào và xay nhuyễn.
- Đổ hỗn hợp đỗ đã xay vào vải thô sạch, dùng tay vắt kiệt nước có trong đó. Để vắt được kỹ hơn, bạn nên cho thêm chút nước vào.
- Sau khi vắt hết, đổ nước đậu nành vô một cái nồi to, bắc lên bếp để đun sôi với mức lửa nhỏ. Lưu ý là để phần sữa đậu nành không bị cháy ở phần dưới đáy, bạn cần lấy muỗng khuấy nhẹ và đều tay cho đến khi sôi.
- Thấy sữa đã sôi, bạn tắt bếp và chờ nguội. Sau đó cho thêm đường trắng vào hòa thật đều là có thể sử dụng.
8. Bã đậu nành cuốn lá lốt
Sau khi đã nấu được sữa, đừng vội bỏ bã đậu nành đi. Bạn có thể dùng nó để chế biến thành nhiều món ăn vừa ngon, vừa bổ dưỡng cho bản thân và cả gia đình. Chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn làm món ăn hỗ trợ chữa thoái hóa cột sống cực tốt từ bã đậu nành – món chả lá lốt bã đậu nành:
Chuẩn bị:
- 400g bã đậu nành
- 5 tai mộc nhĩ
- 30 chiếc lá lốt
- 1 ít hạt đậu hà lan
- Bắp luộc
- Hành lá
- 2 thìa canh hạt nêm
Cách thực hiện:
- Lá lốt, đậu Hà Lan, bắp, hành lá đem rửa sạch. Mộc nhĩ ngâm cho mềm, rửa sạch, cắt nhỏ. Hành lá cắt nhỏ. Bắp đem luộc chín.
- Trộn bã đậu nành, bắp đã tách hạt, mộc nhĩ, đậu Hà Lan, hành lá với nhau.
- Trải lá lốt ra đĩa hoặc một vật nào đó có mặt phẳng, cho nhân vừa trộn lên lá lốt và cuốn lại như chả giò.
- Bắc chảo lên bếp, cho dầu vào. Đến khi thấy dầu ăn đã nóng thì cho chả lá lốt vào chiên thật giòn. Nếu không muốn ăn đồ chiên rán, bạn có thể đặt nó lên vỉ nướng rồi nướng cho chín.
- Trình bày ra đĩa và ăn nóng.
Trên đây là những món ăn tốt cho người bị thoái hóa cột sống mà bạn nên tham khảo và thực hiện. Ngoài ra, người bệnh cũng nên bổ sung thêm các thực phẩm như nấm, mộc nhĩ, cà rốt, cà chua… Đồng thời, để bệnh mau khỏi, bạn cũng cần có chế độ ăn uống và sinh hoạt cho hợp lý. Nên tránh xa các thực phẩm không tốt cho sức khỏe như chất kích thích, đồ ăn cay nóng, thực phẩm được chế biến sẵn… Bên cạnh đó, tập các bài tập vật lý trị liệu, vận động nhẹ nhàng cũng sẽ giúp các triệu chứng bệnh mau chóng thuyên giảm.