Người bị thoái hóa cột sống có nên uống Glucosamine không?

Người bị thoái hóa cột sống có nên uống Glusamine không? Các chuyên gia y tế cho biết, Glucosamine là thực phẩm chức năng quen thuộc. Có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh lý về xương khớp.  Đây là sản phẩm được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới giúp người bệnh cải thiện đáng kể tình trạng đau nhức xương khớp. Tuy nhiên, không phải đối tượng nào cũng có thể sử dụng Glucosamine. Đừng bỏ qua những thông tin trong bài viết dưới đây!

Bị thoái hóa cột sống có nên dùng glucosamine không là thắc mắc của nhiều người
Bị thoái hóa cột sống có nên dùng glucosamine không là thắc mắc của nhiều người

Công dụng của Glucosamine

Glucosamin là một chất có trong sụn khớp của con người, là một amino-momo-saccharic có nguồn gốc nội sinh. Đây là thành phần chính giúp tổng hợp glycosaminoglycan có chức năng cấu tạo nên mô sụn trong cơ thể và sẽ giảm dần theo tuổi tác. Ở mô sụn và khớp, glucosamine là thành phần cấu tạo nên những chất quan trọng trong việc tạo nên collagen.

 Glucosamine có nhiều dạng khác nhau như N-Acetyl-Glucosamine, Glucosamine Sulfate, Glucosamine Hydrochloride. Tác dụng của Glucosamine với hệ xương khớp nhất là cột sống bao gồm:

  • Đóng vai trò quan trọng trong việc cấu tạo đĩa đệm và sụn khớp: Tế bào sụn, proteoglycan và collagen là thành chín của đĩa đệm và sụn khớp. Trong khi đó, glucosamine có tác dụng tạo ra Proteglycan và hỗ trợ tạo nên collagen. Do đó, việc thiếu hụt glucosamine sẽ gây ra các bệnh lý như thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm.
  • Tăng khả năng hoạt động của xương khớp: Glucosamine còn có tác dụng ngăn ngừa tình trạng thiếu hụt canxi do có thể kích thích sản xuất các mô liên kết. Ngoài ra, hợp chất này còn giúp sản sinh các dịch nhầy trong sụn khớp, giúp các khớp xương cử động dễ dàng hơn.
  • Tái tạo và sửa chữa tế bào sụn: Glucosamine cũng có nhiệm vụ tái tạo và cung cấp mô tế bào thay thế các tế bào đĩa đệm và sụn khớp mất đi khi các khớp xương bị tổn thường. Từ đó giúp hệ xương khớp hoạt động bình thường trở lại.
  • Bảo vệ sụn khớp:  Hợp chất này còn giúp duy trì và đảm bảo mọi hoạt động của hệ xương khớp, bảo vệ sụn, ngăn ngừa không cho các enzym làm phân hủy sụn. 

Người bị thoái hóa cột sống có nên uống Glucosamine không?

Như đã đề cập, glucosamine có tác dụng rất tốt với hệ xương khớp, là thành phần không tể thiếu của sụn khớp. Theo sự tăng dần của tuổi tác, cơ thể trở nên lão hóa dần, chất lượng xương khớp suy giảm do quá trình sản xuất glucosamine kém đi khiến cơ thể thiếu hụt hợp chất này dẫn đến thoái hóa cột sống. Do đó, người bệnh ngoài việc bổ sung glucosamine từ thực phẩm thì có thể bổ sung thêm glucosamine đường uống để ngăn ngừa, hỗ trợ điều trị thoái hóa cột sống. 

Theo các nghiên cứu, việc bổ sung glucosamine cần tiến hành điều đặn, kiên trì, mang tính chất tích lũy. Khi bị thoái hóa cột sống, nếu uống glucosamine mỗi ngày sẽ giúp duy trì sự linh hoạt của xương khớp, tăng cường cấu trúc bền vững của khớp. Tuy nhiên, không nên tự ý sử dụng, cần tham khảo ý kiến bác sĩ để được chỉ định liều lượng phù hợp với tình trạng sức khỏe và thể trạng. 

Thông thường, cách bổ sung glucosamine phổ biến nhất là uống thuốc viên bằng đường uống. Dưới đây là liều lượng khuyến cáo của nhà sản xuất mà người bệnh có thể tham khảo:

  • Với bệnh nhân thoái hóa cột sống ở mức nhẹ hoặc trung bình: Mỗi ngày uống 2 lần vào 2 buổi sáng tối, mỗi lần uống 1 viên.
  • Với bệnh nhân thoái hóa cột sống ở mức nặng: Ngày uống 2 lần vào 2 buổi sáng tối, mỗi lần 2 viên, sử dụng liên tục trong 2 tuần rồi giảm xuống ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 viên. 

Những lưu ý khi sử dụng glucosamine

Glucosamine chỉ là thực phẩm chức năng không có tác dụng thay thế thuốc đặc trị
Glucosamine chỉ là thực phẩm chức năng không có tác dụng thay thế thuốc đặc trị

Mặc dù các sản phẩm bổ sung glucosamine thường an toàn nhưng vẫn có thể gây ra các tác dụng phụ. Có thể kể đến như táo bón, ợ bóng, buồn nôn, tiêu chảy, tăng huyết áp tạm thời, nhịp mạch, tăng nhịp tim. Ngoài ra cũng có một số tác dụng phụ ít gặp như đau đầu, mất ngủ, phát ban da. 

Khi dùng glucosamine người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Cẩn trọng dùng cho người dị ứng với hải sản, tôm cua, sò, ốc hến vì có thể gây dị ứng với một số triệu chứng như khó thở, phát ban, sưng cổ họng, sưng miệng
  • Không dùng cho người tiểu đường do thuốc có thể ảnh hưởng đến lượng đường huyết và insulin. Nếu muốn sử dụng, cần tham khảo ý kiến bác sĩ để xác định được liều lượng phù hợp.
  • Không dùng cho trẻ vị thành niên, phụ nữ mang thai và đang cho con bú, người có tiền sử dị ứng với các thành phần của thuốc
  • Nếu phải tiến hành phẫu thuật, kể cả phẫu thuật nha khoa thì nên ngưng thuốc ít nhất 2 tuần. 
  • Cần tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn đang dùng các loại thuốc như thuốc trợ tim, thuốc điều trị tăng lipit máu statin, thuốc chống đông máu, thuốc hạ sốt giảm đau…
  • Xây dựng chê độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý, tuyệt đối không dùng chất kích thích, rượu bia, thuốc lá… trong quá trình điều trị.

Glucosamine chỉ được lưu hành với tư cách là thực phẩm chức năng, không thể thay thế thuốc điều trị và chỉ phù hợp với trường hợp mắc thoái hóa cột sống ở mức độ nhẹ và trung bình. Do đó, khi mắc thoái hóa khớp, bạn tuyệt đối không nên dùng glucosamine thay thế cho các loại thuốc điều trị viêm xương khớp chính thống được bác sĩ kê toa. Tốt nhất nên thăm khám và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng loại chế phẩm này. 

Có thể bạn quan tâm:

  • Bị thoái hóa cột sống nên ăn và không nên ăn gì giúp mau khỏi?
  • Thoái hóa cột sống có nguy hiểm không? Có chữa được không?