[Giải đáp thắc mắc] Người mắc bệnh gout ăn được thịt gì?

Các bác sĩ chuyên gia cho biết, người mắc bệnh gout cần hết sức cẩn trọng trong chế độ ăn uống hàng ngày. Bởi đây là căn bệnh liên quan đến rối loạn chuyển hóa.  Có rất nhiều loại thịt mà người bệnh gout không thể ăn. Nhằm tránh cơn đau tái phát, ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Vậy người mắc bệnh gout ăn được thịt gì, cần tránh những thịt gì? Bài viết sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc này.

Người mắc bệnh gout ăn được thịt gì là thắc mắc chung của nhiều người
Người mắc bệnh gout ăn được thịt gì là thắc mắc chung của nhiều người

Thịt và bệnh gout

Người bệnh gout có nồng độ axit uric trong máu cao do đó, cần hạn chế dung nạp nhân purin vào cơ thể vì khi cơ thể tiêu hóa purin sẽ khiến cơ thể sản sinh axit uric. Dựa vào hàm lượng purin trong thực phẩm, người ta chia thành 3 nhóm thực phẩm cho người bệnh gout như sau:

  • Nhóm thực phẩm có hàm lượng purin cao thường trên 150mg purin/100g thực phẩm, cực kỳ không tốt cho người bệnh gút, khi dung nạp vào cơ thể sẽ làm các cơn đau xuất hiện gây đau đớn dữ dội. Bao gồm nem chua, nội tạng động vật, hải sản, thịt dê, chó, chim…
  • Nhóm thực phẩm có hàm lượng purin trung bình, thường có 50 – 150mg purin/100g thực phẩm. Các thực phẩm thuộc nhóm này là thịt gia cầm, nấm, măng, bột mì, đậu phộng…
  • Nhóm thực phẩm có hàm lượng purin thấp, dưới 50mg purin/100g thực phẩm. Bao gồm các loại rau, dầu ăn, sữa đậu nành, sữa ít béo, các loại trái cây…

Thịt là một trong những thực phẩm giàu đạm, đa số thuộc nhóm nhân purin cao, không tốt cho người bệnh gout. Thế nhưng cơ thể lại không thể thiếu protein, trong khi đó protein từ thực vật lại không đủ cung cấp cho nhu cầu của cơ thể. Chính vì vậy, bạn không nên loại bỏ hoàn toàn thịt ra khỏi khẩu phần ăn hàng ngày của mình mà phải biết cách sử dụng sao cho hợp lý. Đây cũng chính là lý do khiến nhiều người thắc mắc người bệnh gout ăn được thịt gì. 

Trả lời vấn đề này, các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, người bệnh gout có thể ăn một số loại thịt trắng.Thịt trắng là loại thịt có vẻ ngoài màu trắng, khi còn sống hoặc đã nấu xong đều có màu trắng hoặc màu sáng. Thịt trắng có kết cấu mềm, dẻo, rời rạc hơn thịt đỏ, hàm lượng axit béo không no trong chất béo cao, hàm lượng chất béo thấp, chứa ít nhân purin nên rất thích hợp với người mắc bệnh gout. Thịt trắng có hàm lượng chất béo thấp, có thể cung cấp protein phong phú nên không gây ra các bệnh như mỡ trong máu cao, đường trong máu cao hay cao huyết áp. 

Ngoài ra, thịt trắng chứa nhiều axit béo không bão hòa, có thể giúp làm giảm nguy cơ ung thư, giảm tỷ lệ mắc bệnh mạch máu não, tim mạch. Mặc dù có thể ăn nhưng người bệnh chỉ ăn với lượng nhất định, tốt nhất không được quá 100g/ngày. Thịt trắng thuộc nhóm động vật không có vú như cá, vịt, ngan, gà… 

Người mắc bệnh gout ăn được thịt gì?

Khi mắc bệnh gout, người bệnh rất thận trọng khi sử dụng các loại thịt, đã có rất nhiều câu hỏi xoay quanh vấn đề này cụ thể như sau:

Người bệnh gout được ăn thịt gà không?

Người mắc bệnh gout ăn được thịt gà nhưng chỉ nên ăn phần thịt đùi và ức đã bỏ da
Người mắc bệnh gout ăn được thịt gà nhưng chỉ nên ăn phần thịt đùi và ức đã bỏ da

Gà là một trong những loại thịt có hàm lượng protein cao, được sử dụng phổ biến có thể chế biến thành rất nhiều món ăn ngon. Loại thịt này còn giàu vitamin nhóm B, chứa nhiều axit amin, mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe như kiểm soát bệnh tim mạch, tốt cho cơ tim và xương, hỗ trợ chống loãng xương, viêm khớp. Ngoài ra, thịt gà có chứa Selenium, đây là chất có tác ngăn chặn quá trình kết tủa của axit uric từ đó làm giảm lượng muối urat trong cơ thể. 

Khi mắc bệnh gout, bạn vẫn có thể ăn thịt gà nhưng chỉ nên ăn có chừng mực với một lượng nhất định, thịt gà nằm trong nhóm chứa hàm lượng purin ở mức trung bình. Khi nhân purin này đi vào cơ thể sẽ sản sinh axit uric gây gia tăng cơn đau bệnh gout. Trung bình, cứ khoảng 100g ức gà có da chứa khoảng 175mg purin. Do đó, khi ăn gà, bạn chỉ nên dùng phần thịt đùi hoặc ức, tuyệt đối không được ăn da và nên chế biến theo cách hấp hoặc luộc. Để đảm bảo an toàn, tránh sự gia tăng của bệnh, bạn chỉ nên sử dụng tối đa 110 – 170g thịt gà mỗi ngày.

Người bệnh gout có được ăn thịt ngan không?

Thịt ngan vị ngọt, tính mát, có thể cải thiện tốt các triệu chứng như chán ăn, suy nhược cơ thể, tăng huyết áp, chóng mặt, ù tai, rất tốt cho tim và dạ dày. Người bệnh có thể ăn thịt ngan, tuy nhiên chỉ nên ăn từ 50 – 80g thịt ngan/ngày và tuyệt đối không ăn phần da hay uống nước thịt. Thịt ngan cũng nằm trong nhóm có hàm lượng nhân purin ở mức trung bình, trong 100g thịt ngan thì chứa tới 138mg purin. 

Do đó, bạn không cần loại bỏ hoàn toàn thịt ngan ra khỏi khẩu phần ăn, tùy thuộc vào nồng độ axit uric trong cơ thể mà sử dụng với lượng thịt phù hợp. Ngoài ra, nếu đã dùng thịt ngan thì trong ngày hôm đó, bạn không được ăn thêm bất kỳ loại thịt nào khác, cũng tránh dùng các loại rau chứa nhiều nhân purin. Bên cạnh đó, thịt ngan cũng không tốt cho hệ tiêu hóa, nếu đang có vấn đề về hệ tiêu hóa thì bạn cũng không nên dùng.

Người bệnh gout có được ăn thịt vịt không?

Thịt vịt thơm ngon, bổ dưỡng nhưng người bệnh gout chỉ nên ăn dưới 100g mỗi ngày
Thịt vịt thơm ngon, bổ dưỡng nhưng người bệnh gout chỉ nên ăn dưới 100g mỗi ngày

Thịt vịt là món ăn được nhiều người yêu thích do ngon miệng, có giá trị dinh dưỡng cao. Thịt vịt giàu vitamin A, D, có tính hàn vị ngọt, có tác dụng tốt trong hỗ trợ điều trị lao phổi, tim mạch. Thịt vịt còn giúp dưỡng vị, tư âm, phòng ngừa chán ăn, phù nề chân tay, suy nhược cơ thể… 

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, cũng giống như thịt ngan, thịt gà, thịt vịt là thịt trắng, nằm trong nhóm có hàm lượng purin trung bình. Vì thế, người bệnh gout cấp tính có thể ăn được loại thực phẩm này, tuy nhiên, mỗi ngày không được ăn quá 100g. Lý do là cứ 100g thịt vịt có chứa đến 138mg purin, người bệnh gout mạn tính không nên ăn thịt vịt để tránh làm xuất hiện các triệu chứng sưng đau của bệnh gout.

Người bệnh gout có được ăn thịt heo không?

Thịt heo hay thịt lợn cực kỳ phổ biến trong bữa ăn của gia đình Việt, là loại thực phẩm quan trọng, có thể chế biến thành nhiều món ăn. Trong thịt lợn chứa nhiều vitamin và khoáng chất, có hàm lượng protein cực cao. Thế nhưng thịt lợn lại không phải là sự lựa chọn thông minh cho người mắc bệnh gout.

Theo các nghiên cứu, trong 100g thịt lợn thì có chứa đến 150 – 200mg purin. Thịt lợn nằm trong nhóm thực phẩm có hàm lượng purin cao, chỉ số này vượt ngưỡng an toàn nên nếu sử dụng nhiều sẽ gây đau nhức khó chịu cho người bệnh. Tuy nhiên, khi mắc bệnh gout, bạn không thể hoàn toàn không sử dụng thịt heo. Các chuyên gia khuyến cáo, người bệnh gout cấp tính có thể ăn nhưng chỉ ăn với lượng 30 – 50g/bữa tức dưới 150g/ngày. 

Trong khi đó, người bệnh gout mãn tính có thể ăn dưới 30g/ngày và chỉ ăn từ 2 – 3 lần/tuần. Việc loại bỏ thịt lợn ra khỏi khẩu phần ăn hoàn toàn là điều không nên vì sẽ gây thiếu hụt dưỡng chất cho cơ thể. 

Người bệnh gout có được ăn cá không?

Người bệnh gout có được ăn cá không là thắc mắc chung của nhiều người. Cá cũng là một thực phẩm quen thuộc, thường xuất hiện trong bữa ăn hàng ngày, nguồn dinh dưỡng trong cá đóng vai trò rất quan trọng với sức khỏe. Cá giàu protein, cung cấp đủ muối khoáng, nguyên tố vi lượng, axit amin cần thiết.

Đặc biệt cá giàu omega-3, là tiền chất của DHA giúp thúc đẩy sự phát triển của não bộ và mắt giúp làm sáng mắt, tăng sức đề kháng, ngăn ngừa các bệnh như cao huyết áp, béo phì, tim mạch. Người bệnh gout có thể ăn cá nhưng chỉ được ăn một số loại như:

  • Cá nước ngọt như cá chép, cá diêu hồng, cá rô, cá trắm, cá quả… Chúng chứa hàm lượng purin ở ngưỡng an toàn, chỉ từ 50 – 150mg/100g cá. Do đó, bạn có thể ăn dưới 200g cá mỗi ngày mà không sợ ảnh hưởng tới chỉ số axit uric trong máu.
  • Cần cẩn trọng khi ăn cá loại cá biển như cá thu, cá ngừ, cá tuyết… vì chúng chứa hàm lượng purin rất cao, thường trên 150mg/100g cá.
  • Tuyệt đối không nên ăn cá mòi, cá trích bởi cá mòi đóng hộp chứa 480mg/100g, cá trích đóng hộp chứa 378 mg/100g. 

Khi ăn cá, nên chế biến theo cách hấp, tránh chiên rán để không ảnh hưởng đến sức khỏe. Tốt nhất mỗi tuần chỉ nên ăn 2 bữa cá để không làm nồng độ axit uric trong máu tăng cao. Ngoài ra, nên kết hợp với các loại rau tính kiềm, có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, trung hòa axit và tăng khả năng đào thải axit uric trong máu ra ngoài cơ thể.

Người bệnh gout có ăn được thịt bò không?

Thịt bò mặc dù không tốt cho người bệnh gout nhưng lại không thể loại bỏ hoàn toàn khỏi khẩu phần ăn
Thịt bò mặc dù không tốt cho người bệnh gout nhưng lại không thể loại bỏ hoàn toàn khỏi khẩu phần ăn

Thịt bò thơm ngon, có thể chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn, giàu sắt và các vitamin như E, B6, B12 rất có lợi cho cơ thể. Thịt bò giàu Protein, có vai trò cung cấp năng lượng cho cơ thể và tham gia vào cấu tạo của tế bào. Loại thịt này rất tốt cho trẻ em, phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú, tốt cho cả người già nhưng lại là khắc tinh với người mắc bệnh gout. 

Thịt bò là thịt đỏ, thuộc nhóm thực phẩm có hàm lượng purin cao, dễ dàng làm tăng nồng độ axit uric trong máu. Hơn nữa, nếu ăn nhiều thịt đỏ sẽ gây gia tăng nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp, ung thư, bệnh tim… Tuy nhiên, người bệnh gout vẫn có thể ăn thịt bò nhưng cần hạn chế ở mức thấp nhất. Bởi lẽ thịt bò chứa nhiều nhân purin nhưng rất cần thiết cho sự phát triển của cơ thể. Nếu sử dụng thịt bò, bạn chỉ nên dùng dưới 100g/ngày, mỗi tuần ăn 1 – 2 lần là đủ và nên kết hợp với các loại rau xanh có khả năng hỗ trợ đào thải axit uric trong máu ra ngoài cơ thể. 

Người bệnh gout có ăn được thịt chó không?

Thịt chó vị mặn, tính ấm, có tác dụng mạnh gân cốt, thích hợp với người thường xuyên đau xương, mỏi gối, cơ thể đau nhức. Thịt chó mặc dù là món ăn bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe nhưng lại nằm trong nhóm thực phẩm có hàm lượng purin cao. Do đó, người bệnh gout cần tránh xa loại thịt này nếu không muốn tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. 

Cũng giống như các loại thịt khác, có thể ăn với một lượng nhỏ, dưới 50g, nếu ăn quá nhiều sẽ gây mất kiểm soát axit uric trong máu, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Ngoài ra, thịt chó còn không tốt cho người bị mỡ máu, rối loạn chuyển hóa chất, người mắc bệnh tiểu đường, phụ nữ mang thai, người bị táo bón, nóng trong…

Người bệnh gout có được ăn thịt mèo không?

Thông thường, rất ít người thích ăn thịt mèo vì mèo thông minh là thú cưng của nhiều người. Tuy nhiên, với một số người, thịt mèo là món ăn thú vị, rất đặc biệt, được gọi là món tiểu hổ. Thịt mèo có lượng đạm cao, còn cao hơn cả thịt bò và thịt chó, chứa nhiều acid amin, vitamin A, canxi và kẽm. 

Thịt mèo có giá trị dinh dưỡng cao nhưng lại cực kỳ không tốt cho người bệnh gout. Bởi lẽ thịt mèo giàu đạm, chứa nhiều nhân purin khi dùng sẽ làm tăng hàm lượng axit uric trong máu khiến nồng độ axit uric tăng nhanh vượt mức kiểm soát làm sưng viêm, khó chịu ở khớp.

Bị bệnh gout có được ăn thịt dê không?

Thịt dê có hàm lượng nhân purin cao khi ăn vào sẽ khiến cơ thể không thể kiểm soát được nồng độ axit uric trong máu
Thịt dê có hàm lượng nhân purin cao khi ăn vào sẽ khiến cơ thể không thể kiểm soát được nồng độ axit uric trong máu

Thịt dê vị ngọt tính ấm, có tác dụng giữ ấm, tăng cường lưu thông máu, tốt cho người bị viêm phế quản, hen suyễn. Thịt dê cũng giàu đạm, giàu dưỡng chất, phù hợp với người cơ thể gầy yếu. Tuy nhiên, chính vì giàu đạm nên loại thịt này cũng không tốt cho người bệnh gout. Thịt dê chứa một lượng lớn nhân purin, có thể làm gia tăng nồng độ axit uric trong máu khi sử dụng.

Một số lưu ý khi sử dụng thịt cho người mắc bệnh gout?

Khi mắc bệnh gout, để tránh gia tăng nồng độ axit uric trong máu, khi xây dựng thực đơn người bệnh cần lưu ý những vấn đề sau đây:

  • Hạn chế đến mức thấp nhất việc sử dụng thịt đỏ, đây là loại thịt có màu đỏ khi còn sống lẫn sau khi chế biến. Ngay cả với người bình thường, nếu ăn nhiều thịt đỏ cũng không tốt cho sức khỏe. Các thực phẩm thuộc nhóm này bao gồm thịt bò, thịt dê, thịt cừu…
  • Không nên ăn hải sản vì hải sản giàu đạm nhất là các loại tôm, cua, sò ốc vì sẽ khiến tình trạng bệnh thêm nghiêm trọng hơn
  • Khi chế biến thịt, không nên uống nước luộc thịt, cũng tránh ăn nội tạng động vật nhất là gan, óc vì chúng chứa rất nhiều nhân purin, thường trên 150mg/100g cực kỳ không tốt cho người bệnh gout
  • Khi ăn thịt, trong bữa ăn cần kết hợp với các loại rau có tác dụng hỗ trợ đào thải axit uric trong cơ thể ra ngoài như bí xanh, cải bẹ xanh, đậu xanh, rau cần, bắp cải, củ cải trắng, dưa chuột, khoai tây, súp lơ… 
  • Tổng lượng đạm trong khẩu phần ăn chỉ nên ở mức dưới 150g, cách tính như sau: 100g thịt = 180g đậu phụ = 100g cá = 70 đậu phộng. 

Trên đây là một số thông tin giúp bạn giải đáp thắc mắc người mắc bệnh gout ăn được thịt gì. Khi xây dựng chế độ dinh dưỡng, người bệnh nên ưu tiên sử dụng các thực phẩm ít nhân purin. Thịt cá mặc dù không tốt cho tình trạng bệnh nhưng cũng không thể loại bỏ hoàn toàn khỏi khẩu phần ăn, chỉ cần ăn ở mức độ vừa phải thì có thể kiểm soát được nồng độ axit uric trong máu. 

Có thể bạn quan tâm:

  • Người bệnh gout nên ăn gì và kiêng gì mau khỏi?
  • Bệnh gout mạn tính có nguy hiểm không? Các phòng ngừa và điều trị