Thoái hóa cột sống ở người già: Nguyên nhân và cách phòng tránh
Thoái hóa cột sống ở người già đang ngày càng trở lên phổ biến. Khi mắc phải căn bệnh này, người già sẽ bị tổn thương các đốt sống và đĩa điệm. Nếu không tiến hành chữa trị sớm, bệnh sẽ gây ra những biến chứng phức tạp, ảnh hưởng đến sức khỏe. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về căn bệnh thoái hóa cột sống ở người già.
Nguyên nhân thoái hóa cột sống ở người già
Hiện nay, tỉ lệ những bệnh nhân mắc bệnh thoái hóa cột sống ngày càng tăng nhanh, nhất là ở người già. Nếu không tiến hành chữa trị, bệnh sẽ dễ gây ra nhiều biến chứng phức tạp như liệt các chi, tê bì chân tay, không vận động được,… Đây là bệnh lý làm suy giảm chất lượng cuộc sống và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh. Dưới đây là một số nguyên nhân chính gây ra căn bệnh này.
1. Lão hóa theo tuổi tác
Những người cao tuổi rất dễ đứng trước nguy cơ bị thoái hóa cột sống. Theo thời gian, tuổi tác càng cao sẽ khiến xương khớp bị thoái hóa dần. Lúc này, cột sống bắt đầu bị tổn thương dẫn đến đĩa đệm bị mất nước. Đồng thời bao xơ đĩa đệm rất dễ bị rách, các mô sụn bị hao mòn, dây chằng bị xơ hóa,… Tình trạng thoái hóa cột sống diễn ra nhanh hay chậm phụ thuộc rất nhiều vào lối sống và chế độ sinh hoạt của người bệnh.
2. Chấn thương
Một số chấn thương do tai nạn, té ngã, chơi thể thao,… có thể khiến cho người cao tuổi rất dễ bị thoái hóa cột sống. Khi bị chấn thương, nếu không được tiến hành điều trị, bệnh nhân sẽ bị tổn thương nghiêm trọng ở xương khớp, thậm chí hoại tử xương. Bên cạnh đó, nguy cơ biến chứng phức tạp có thể xảy ra gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân.
3. Thừa cân
Càng lớn tuổi, xương khớp của người già thường đứng trước nguy cơ bị lão hóa. Nếu bị thừa cân, béo phì sẽ rất dễ làm tăng áp lực lên vùng cột sống. Thời gian dài, bệnh nhân sẽ đứng trước nguy cơ bị thoái hóa cột sống do nhân nhầy bị thoát ra ngoài hoặc dây thần kinh cột sống bị chèn ép quá mức. Do đó, người bệnh nên kiểm soát cân nặng của mình, tránh gây ảnh hưởng đến xương khớp.
4. Chế độ ăn uống thiếu khoa học
Người già có chế độ ăn uống không hợp lý, thiếu chất dinh dưỡng sẽ rất dễ bị thoái hóa cột sống. Các dưỡng chất cung cấp cho cơ thể không đủ giúp làm chắc khỏe xương khớp. Tốt nhất, bạn nên hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,… Đồng thời, tăng cường các dưỡng chất thiết yếu, nhất là canxi. Các thành phần dinh dưỡng sẽ giúp chắc khỏe xương và cải thiện bệnh hiệu quả.
5. Hoạt động sai tư thế
Nếu người cao tuổi vận động hoặc ngồi, nằm sai tư thế, mang vác vật nặng sẽ rất dễ khiến cột sống bị mất đường cong sinh lý. Lúc này, cơ thể sẽ bị gập cong về phía trước. Lâu dần, người bệnh sẽ bị thoái hóa cột sống, đau nhức lưng liên tục. Bệnh nhân phải kết hợp điều trị bệnh và thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày mới có thể cải thiện triệu chứng bệnh hiệu quả.
6. Thoái hóa cột sống bẩm sinh
Một số trường hợp người bệnh bị thoái hóa cột sống bẩm sinh khiến phần lưng bị cong vẹo. Phần cột sống của bệnh nhân bị dị dạng, thiếu vài đốt. Đồng thời, lưng bị suy giảm cảm giác, xương nhỏ, không phát triển bình thường. Tình trạng thoái hóa cột sống do bẩm sinh sẽ gây ảnh hưởng đến người bệnh cho đến tuổi về già nếu không được tiến hành điều trị, kiểm soát sớm.
7. Mắc các bệnh lý
Những bệnh nhân mắc phải các bệnh lý như cường giáp, suy giáp, gout, đái tháo đường, béo phì,… sẽ rất dễ bị thoái hóa cột sống. Lúc này, nhân nhầy dễ bị mất nước, đĩa đệm bị thoát vị, vòng sợi bao quanh nhân nhày nhanh chóng bị rách và xẹp xương gây chèn ép dây thần kinh. Đồng thời, dây chằng cạnh cột sống bị co kéo quá mức khiến cho cột sống nhanh chóng bị cong vẹo về một phía.
Triệu chứng thoái hóa cột sống ở người già
Thoái hóa cột sống ở người già gây ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Tùy thuộc vào từng vị trí thoái hóa mà bệnh nhân sẽ gặp phải những triệu chứng khác nhau. Dưới đây là một số triệu chứng thoái hóa cột sống ở người già, người bệnh cần phải biết.
# Thoái hóa cột sống cổ
Người bệnh sẽ có cảm giác bị đau nhức thường xuyên ở vùng cổ. Ban đầu, cơn đau chỉ thoáng qua nhưng về sau, mức độ đau nặng hơn, kéo dài trong khoảng vài ngày đến vài giờ do sức đàn hồi của đĩa đệm kém. Cơn đau có thể lan xuống một bên vai hoặc cánh tay. Bệnh nhân thường xuyên bị đau nhức bả vai hoặc mất cảm giác đôi bàn tay. Đồng thời, người bệnh còn bị đau nhức và chóng mặt thường xuyên.
# Thoái hóa cột sống thắt lưng
Những cơn đau âm ỉ do bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng kéo dài khiến bệnh nhân vô cùng khó chịu và mệt mỏi. Nếu người bệnh thường xuyên ngồi tại một chỗ trong thời gian dài sẽ khiến cho cơn đau nhanh chóng tăng lên. Bệnh nhân không thể xoay người, nâng vác đồ đạc và thực hiện các tư thế cong người.
Cơn đau ở lưng nhanh chóng lan rộng xuống mông, cẳng chân, gót chân, ngón chân,… Nếu không được điều trị, bệnh nhân có thể bị cong vẹo cột sống, teo cơ, tê liệt chân tay và mất dần khả năng vận động. Bên cạnh đó, bệnh nhân còn bị mất ăn mất ngủ, suy nhược cơ thể, sụt cân,… khiến chất lượng cuộc sống bị giảm sút.
Cách phòng tránh thoái hóa cột sống ở người già
Thoái hóa cột sống ở người già có thể gây rối loạn cảm giác, rối loạn nhịp tim, suy tim đột ngột, chèn ép dây thần kinh, rối loạn tiền đình,… Khi bị thoái hóa cột sống, những người cao tuổi sẽ gặp phải rất nhiều bất lợi trong cuộc sống. Để phòng tránh mắc phải căn bệnh này, người bệnh nên thực hiện một số cách được hướng dẫn sau đây.
# Nghỉ ngơi, thư giãn
- Bạn nên sắp xếp thời gian nghỉ ngơi, không được ngồi lâu tại một chỗ. Đây là việc làm cần thiết giúp những người cao tuổi tránh bị thoái hóa cột sống.
- Tốt nhất, người già nên dành thời gian để nghỉ ngơi tại giường và thư giãn đầu óc.
- Mỗi ngày, bạn cần sắp xếp thời gian ngủ đủ 8 tiếng và tránh tình trạng lo lắng, căng thẳng quá mức.
# Chế độ ăn uống phù hợp
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học với đầy đủ các thành phần dinh dưỡng sẽ hỗ trợ tối đa giúp người già phòng tránh mắc bệnh thoái hóa cột sống.
- Các loại thức ăn chứa nhiều canxi, vitamin sẽ giúp xương khớp chắc khỏe, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể rất tốt.
- Bạn nên chia nhỏ các bữa ăn, không nên bổ sung quá nhiều thức ăn cùng một lúc.
- Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, có thể cung cấp thêm cho cơ thể các loại nước ép trái cây để tăng cường sức đề kháng.
- Hạn chế sử dụng các loại chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cà phê,…
# Xoa bóp, bấm huyệt
Phương pháp này sẽ giúp lưu thông máu đến các cơ quan của cơ thể, nhất là xương khớp. Đồng thời, thúc đẩy chức năng xương khớp hoạt động dễ dàng hơn, cải thiện chức năng của đĩa đệm. Tuy nhiên, bạn cần thực hiện đúng cách để đạt hiệu quả cao nhất. Tuyệt đối không được tự ý bấm huyệt mà không có hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
# Luyện tập thể dục đúng cách
Tùy thuộc vào sở thích, tình trạng sức khỏe của mỗi người, bạn có thể lựa chọn những bài tập, bộ môn thể thao phù hợp nhất cho bản thân mình. Tập thể dục đúng cách và duy trì thói quen luyện tập thường xuyên sẽ giúp tăng cường chức năng của xương khớp, phòng ngừa thoái hóa cột sống. Với người già, bạn có thể đi bộ nhẹ nhàng, tập dưỡng sinh để giúp cải thiện chức năng của xương khớp.
# Thay đổi thói quen sinh hoạt
- Hạn chế làm những công việc nặng nhọc, mang vác vật nặng, dùng sức nhiều
- Điều chỉnh các tư thế làm việc phù hợp để tránh gây áp lực dồn nén lên cột sống
- Thay đổi tư thế ngồi và ngồi đúng tư thế. Khoảng 60 phút, bạn nên đứng lên đi lại để phần cột sống và xương khớp có thể được thư giãn
- Cân bằng cuộc sống, tránh lo lắng, stress gây ảnh hưởng đến sức khỏe
- Kiểm soát cân nặng, tránh tình trạng tăng cân quá mức gây áp lực lên cột sống
Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về bệnh thoái hóa cột sống ở người già. Đây là bệnh lý vô cùng nguy hiểm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh. Khi nhận thấy bản thân có các dấu hiệu mắc phải căn bệnh này, bệnh nhân nên sớm tiến hành thăm khám, điều trị sớm. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc uống khi không có bất cứ sự chỉ định nào của bác sĩ chuyên khoa.