[Hỏi- Đáp] Bị tràn dịch khớp gối có nên đi bộ hoặc đạp xe không?
Tập luyện đều đặn là phương pháp tăng cường sức khỏe, giúp xương khớp dẻo dai. Vậy tràn dịch khớp gối có nên đi bộ hoặc đạp xe không? Vấn đề này sẽ được giải đáp rõ trong bài viết dưới đây.
Bị tràn dịch khớp gối có nên đi bộ hoặc đạp xe không?
Không chỉ những vận động viên, bệnh nhân béo phì và người lớn tuổi thường có nguy cơ bị tràn dịch khớp gối cao. Ngay cả những người bình thường, nếu không chú ý đến vận động cũng sẽ rất dễ đối diện với tình trạng này. Làm việc nặng hoặc vận động sai tư thế có thể khiến cho bệnh nhân bị chấn thương khớp và dễ bị tràn dịch khớp gối.
Với những bệnh nhân mắc bệnh tràn dịch khớp gối, người bệnh vẫn có thể đi bộ hoặc luyện tập xe đạp. Tuy nhiên, bạn cần thực hiện ở mức độ vừa phải, không được tập quá sức, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và khiến cho tình trạng tràn dịch khớp gối chuyển biến nặng hơn. Bên cạnh đó, tập xe đạp quá nhiều sẽ gây co thắt đầu gối, không tốt cho bệnh nhân mắc bệnh tràn dịch khớp gối.
Dịch bên trong ổ khớp bình thường sẽ rất ít, có tác dụng bôi trơn và nuôi dưỡng sụn khớp. Nếu bị tràn dịch khớp gối, người bệnh sẽ có các biểu hiện như đau nhức, tím gối, sưng tấy đầu gối,… Với căn bệnh này, người bệnh cần sớm tiến hành điều trị để tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Việc chọc hút chất dịch đầu gối quá nhiều sẽ rất dễ làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng và phá hủy toàn bộ khớp. Do đó, bệnh nhân nên thận trọng trong suốt quá trình điều trị bệnh.
Luyện tập thể dục có tác dụng rất tốt cho những bệnh nhân mắc bệnh thoái hóa khớp gối. Tuy nhiên, bạn không được thực hiện quá sức. Bên cạnh đó, bệnh nhân nên lựa chọn các bài tập phù hợp, động tác không quá khó để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, tránh các biến chứng có thể xảy ra. Đồng thời, bạn nên tập thể dục đều đặn để hỗ trợ tốt nhất trong suốt quá trình điều trị bệnh.
Đi bộ hoặc đi xe đạp là những bộ môn có tác dụng rất tốt cho những bệnh nhân mắc bệnh thoái hóa khớp gối. Tuy nhiên, bạn chỉ nên thực hiện khi bị thoái hóa khớp gối ở mức độ nhẹ. Bộ môn này sẽ mang đến rất nhiều lợi ích cho sức khỏe như sau:
- Tạo sự linh hoạt, dẻo dai cho xương khớp
- Tăng cường tuần hoàn và lưu thông máu đến các mạch và sụn khớp dễ dàng hơn
- Kiểm soát cân nặng, giảm áp lực cho khớp gối
- Sản sinh chất nhờn bôi trơn cho xương khớp, tránh tình trạng khớp bị khô, bào mòn, lão hóa
Tổ chức khớp gối giống như một cỗ máy. Nếu trong khoảng thời gian dài mắc bệnh tràn dịch khớp gối mà người bệnh không hoạt động sẽ khiến cho xương khớp của người bệnh nhanh chóng bị hỏng. Đi bộ hoặc đi xe đạp chính là giải pháp giúp hỗ trợ cải thiện bệnh hiệu quả. Tuy nhiên, bạn chỉ nên đi nhẹ nhàng, với cự li ngắn, không nên đi bộ quá nhanh, gây áp lực cho phần đầu gối.
Với những bệnh nhân bị tràn dịch khớp gối ở mức độ nặng, ngoài việc điều trị bệnh theo các chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ về bộ môn thể thao phù hợp với mình. Việc đi bộ thường xuyên hoặc đi xe đạp quá sức sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến quá trình điều trị bệnh. Ngoài ra, bạn nên chú ý đến xương khớp, không nên vận động quá nhiều tránh gây tổn thương đầu gối nhiều hơn.
Lưu ý khi đi bộ hoặc đạp xe cho người tràn dịch khớp gối
Có rất nhiều nguyên nhân khiến người bệnh rất dễ bị tràn dịch khớp gối như tuổi tác cao, vận động mạnh, béo phì,… Bên cạnh việc thăm khám, điều trị bệnh theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, người bệnh cần luyện tập thể dục để giúp hỗ trợ cho bệnh nhanh chóng khỏi. Khi đi bộ hoặc đạp xe, những người bị tràn dịch khớp gối cần chú ý một số vấn đề sau đây.
- Chỉ nên đi bộ hoặc đạp xe trong khoảng thời gian 20 – 30 phút, có thể chia thành nhiều đợt nhỏ, mỗi đợt nên sắp xếp thời gian để nghỉ ngơi hợp lý
- Không được bưng vác vật nặng với các tư thế không phù hợp vì rất dễ gây ảnh hưởng đến xương khớp
- Nên lựa chọn tư thế ngồi thoải mái, không được giữ một tư thế quá lâu
- Thường xuyên luyện tập thể dục để giúp tạo sự linh hoạt cho các cơ khớp, tốt cho hệ tim mạch, cải thiện chức năng toàn thân
- Chườm nóng hoặc chườm lạnh để giúp giảm tình trạng tổn thương khi bị tràn dịch khớp gối
- Duy trì cân nặng, tránh tình trạng tăng cân, béo phì gây ảnh hưởng đến xương khớp
- Các hoạt động di chuyển đi lại cần phải đúng tư thế, tránh tình trạng viêm khớp
- Xây dựng chế độ ăn uống cân bằng, khoa học với đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết
- Tích cực uống nước, mỗi ngày, bạn nên uống đủ 2 lít nước. Bạn có thể bổ sung thêm nước ép trái cây cho cơ thể.
- Không nên sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,…
- Không được thức quá khuya, ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày
- Tránh lo lắng, căng thẳng quá mức, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bản thân
- Người bệnh tràn dịch khớp gối nên lựa chọn các bộ môn thể thao đơn giản, nhẹ nhàng, hỗ trợ điều trị bệnh như bơi lội, yoga,…
- Hạn chế leo cầu thang hoặc mang vác các vật nặng gây ảnh hưởng đến xương khớp
- Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc điều trị bệnh khi không có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa
- Thông báo cho bác sĩ được biết nếu tình trạng xương khớp có bất cứ vấn đề gì bất thường khi tiến hành điều trị bệnh
Trên đây là một số thông tin giúp bạn đọc giải đáp được thắc mắc: Bị tràn dịch khớp gối có nên đi bộ hoặc đạp xe không? Lựa chọn bộ môn thể thao phù hợp sẽ hỗ trợ tốt cho bệnh nhân trong suốt quá trình điều trị bệnh. Do đó, người bệnh không nên chủ quan. Để biết được bộ môn thể thao nào phù hợp với bản thân mình, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.
→ Có thể bạn quan tâm: Người bị tràn dịch khớp gối nên ăn gì và kiêng gì cho nhanh khỏi?