Viêm khớp vùng chậu: 7 Thông tin quan trọng người bệnh nên biết

Viêm khớp vùng chậu thường gặp ở nữ giới mang thai, sau sinh, trong độ tuổi sinh sản. Đây là một dạng của bệnh viêm cột sống dính khớp. Đặc trưng của bệnh là gây ra những cơn đau mạn tính âm ỉ ở khu vực cột sống thắt lưng cùng, vùng chậu hông và giữa hai mông. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, viêm khớp cùng chậu có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng tại khớp, đùi, mông.

Viêm khớp cùng chậu là gì?

Viêm khớp cùng chậu là tình trạng sưng viêm tại một hay nhiều khớp giữa xương chậu và cột sống, thường xuất hiện ở các khớp thuộc phần dưới cột sống, gần hông, nằm tại điểm nối tiếp với xương chậu. Vì vậy, bệnh lý này có thể tác động đến các vùng lưng dưới, hông, mông, chân và bàn chân.

Viêm khớp cùng chậu là gì?
Viêm khớp cùng chậu là tình trạng sưng viêm tại một hay nhiều khớp giữa xương chậu và cột sống, thường xuất hiện ở các khớp thuộc phần dưới cột sống, gần hông, nằm tại điểm nối tiếp với xương chậu.

Bệnh viêm khớp cùng chậu có thể khiến người bệnh đau nhức âm ỉ ở khu vực cột sống thắt lưng. Sau khi diễn ra vài tiếng, cơn đau bắt đầu di chuyển đến vùng đùi và giữa mông. Đây là bệnh lý mạn tính, phát triển âm thầm theo thời gian, có khả năng làm suy giảm đáng kể chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

Bên cạnh đó, viêm khớp cùng chậu khá khó chẩn đoán, bởi các triệu chứng của bệnh thường bị nhầm lẫn với các vấn đề khác về cột sống: đau thần kinh tọa, tổn thương cột sống, thoái hóa cột sống thắt lưng, đau thắt lưng… 

Triệu chứng của bệnh viêm khớp cùng chậu

Nhìn chung, những triệu chứng của bệnh viêm khớp cùng chậu có nhiều điểm tương đồng với tình trạng viêm ở đa số các khớp khác trên khắp cơ thể. Tuy nhiên, dựa vào vị trí đau nhức và phạm vi ảnh hưởng, người bệnh có thể tự nhận biết bệnh lý này. 

Các cơn đau của viêm khớp cùng chậu chủ yếu tập trung ở lưng dưới và mông. Trong một số trường hợp, cảm giác đau nhức có thể lan sang vùng háng, chạy dọc theo bắp chân đến bàn chân, đồng thời tăng dần cấp độ khi người bệnh ngồi hoặc đứng lâu, leo cầu thang, chạy nhanh, bước dài hay mang vác đồ vật cồng kềnh. Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết cụ thể của bệnh lý này:

  • Buồn nôn, sốt cao, tiểu buốt, đại tiện ra máu và đau âm ỉ ở vùng bụng: Những triệu chứng này gây ảnh hưởng lớn đến dây thần kinh tọa.
  • Đau cột sống vùng thắt lưng, giữa hai mông và chậu hông: Các cơn đau nhức âm ỉ tại những khu vực trên xuất hiện thường xuyên, khó kiểm soát và thường khá dai dẳng.
  • Đau nhiều khi đứng hoặc ngồi lâu: Khi người bị viêm khớp cùng chậu ngồi hoặc đứng quá lâu, tần suất xuất hiện và mức độ nghiêm trọng của các cơn đau sẽ gia tăng rõ rệt. Thỉnh thoảng, bạn có thể cảm thấy tê cứng dọc hai chân, tương tự tình trạng đau thần kinh tọa.
  • Chức năng vận động bị giới hạn: Nếu mắc phải bệnh lý này, bệnh nhân không thể co, duỗi, khoanh, gập chân như bình thường. Thêm vào đó, dáng đi của họ cũng có thể bị thay đổi vì các cơn đau. 
  • Bỏng rát tại vị trí khớp bị viêm nhiễm: Khu vực tổn thương sẽ ửng đỏ, đi kèm với cảm giác bỏng rát khó chịu.

Đặc biệt, đối với nữ giới nói chung và phụ nữ mang thai nói riêng, các cơn đau nhức sẽ trở nên vô cùng dữ dội mỗi khi chị em cử động. Bệnh lý này hình thành sau khi người bệnh mang thai vài tháng và kéo dài dai dẳng cho đến lúc họ sinh con. Trong một số trường hợp, bệnh nhân có thể nhận thấy những triệu chứng liên quan đến tình trạng viêm vùng tiểu khung như: đau bụng dưới âm ỉ, chảy máu âm đạo bất thường, đau khi đang đi đại tiện và tiểu tiện.

Triệu chứng của bệnh viêm khớp cùng chậu
Đối với nữ giới, các cơn đau nhức sẽ trở nên vô cùng dữ dội mỗi khi chị em cử động.

Nguyên nhân gây ra bệnh viêm khớp cùng chậu

Bệnh viêm khớp cùng chậu có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân như:

  • Di truyền

Những người có người thân (ông bà, cha mẹ) có tiền sử bị bệnh viêm khớp cùng chậu hoặc viêm khớp mạn tính có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

  • Dị tật bẩm sinh

Các khiếm khuyết hoặc dị tật bẩm sinh (vẹo cột sống, chiều dài hai chân không bằng nhau…) có thể hình thành áp lực bất cân đối lên xương chậu. Do đó, khớp cùng chậu sẽ bị hao mòn theo thời gian, gây ra tình trạng đau nhức. 

  • Chấn thương

ngã, tai nạn giao thông, tai nạn thể thao, tai nạn lao động hay sự tác động đột ngột từ bên ngoài vào các khớp xương với tốc độ cao, cường độ mạnh có thể gây ra bệnh lý này.

  • Rủi ro từ phẫu thuật khớp

Các ca ghép xương lấy từ xương cánh chậu hoặc phẫu thuật thay khớp háng không đúng kỹ thuật có thể làm tăng nguy cơ viêm khớp cùng chậu ở bệnh nhân. Đây là kết quả nghiên cứu của khoa Thần kinh thuộc Đại học Cáp Nhĩ Tân (Trung Quốc).

  • Có tiền sử mắc mắc bệnh viêm khớp hoặc các vấn đề về cột sống

Theo thời gian, bệnh viêm khớp mạn tính có thể phát triển lan sang vùng chậu. Đôi khi, bệnh lý này sẽ dẫn đến viêm cột sống dính khớp. Ngoài ra, viêm khớp cùng chậu và viêm cột sống dính khớp cũng có thể xuất hiện ở những người từng bị viêm khớp vảy nến, viêm xương khớp cột sống, viêm khớp phản ứng.

  • Nhiễm khuẩn

Nếu không tự chăm sóc đúng cách, những người bị viêm đại tràng, viêm vùng kín hoặc đang trong trong chu kỳ kinh nguyệt có thể bị nhiễm trùng. Sau đó, tình trạng này sẽ lan sang khu vực xương chậu, tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh viêm khớp cùng chậu hình thành và phát triển.

Bên cạnh đó, khi bà bầu chuyển dạ, thai nhi lọt xuống tử cung có thể dẫn tới hiện tượng ứ nước, phù nề các dây chằng quanh khớp vùng chậu. Do đó, khu vực xương cùng chậu sẽ bị ảnh hưởng, thậm chí viêm nhiễm. Trong khi đó, nam giới bị viêm khớp cùng chậu do mắc các vấn đề về cột sống.

  • Mang thai

Khi người phụ nữ mang thai, các khớp xung quanh vùng chậu phải mở rộng và kéo dài sao cho phù hợp với kích thước của thai nhi, đồng thời thích ứng với quá trình sinh nở. Trong suốt thai kỳ, trọng lượng cơ thể mẹ bầu sẽ tăng lên đáng kể. Hơn nữa, dáng đi của chị em cũng ít nhiều thay đổi. Điều này góp phần làm tăng áp lực lớn và gây ra tổn thương tại khớp cùng chậu. 

  • Chế độ làm việc, sinh hoạt kém khoa học

Các thói quen xấu như: thường xuyên khiêng vác vật nặng, lười vận động, đứng hoặc ngồi quá lâu… sẽ ảnh hưởng xấu đến các khớp ở vùng chậu, từ đó tạo thành tổn thương, dẫn đến viêm khớp cùng chậu.

Bệnh viêm khớp cùng chậu có nguy hiểm không?

Viêm khớp cùng chậu gây ra nhiều cơn đau nhức âm ỉ, kéo dài, ảnh hưởng lớn đến khả năng di chuyển của người bệnh. Thêm vào đó, bệnh lý này cũng cản trở thói quen sinh hoạt hàng ngày, khiến bệnh nhân không thể cúi, khom, gập người, đứng nhiều, ngồi lâu… Viêm khớp cùng chậu có thể dẫn đến các biến chứng sau: 

  • Viêm cột sống dính khớp: Khi viêm khớp cùng chậu kéo dài, khung chậu sẽ mất dần tính dẻo dai và linh hoạt tự nhiên. Nếu không được can thiệp đúng cách và kịp thời, bệnh lý này có thể khiến người bệnh bị gù vẹo cột sống, viêm cột sống dính khớp…
  • Teo cơ mông, đau dây thần kinh tọa: Tình trạng viêm nhiễm tại khớp cùng vùng chậu có thể làm tổn thương dây thần kinh tọa và dẫn đến teo cơ đùi, mông. 

Bên cạnh đó, viêm khớp cùng chậu ở giai đoạn nặng có thể khiến bệnh nhân bị biến dạng khớp, viêm khớp dạng thấp, thậm chí tàn phế. Phụ nữ mắc bệnh lý này sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc sinh thường.

Bệnh viêm khớp cùng chậu có nguy hiểm không?
Phụ nữ mang thai bị viêm khớp cùng chậu sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc sinh thường.

Ngoài ra, viêm khớp cùng chậu cũng ảnh hưởng lâu dài đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Những cơn đau nhức âm ỉ, khó kiểm soát có thể làm suy giảm chất lượng giấc ngủ, xáo trộn lối sống, từ đó hình thành tâm lý căng thẳng, lo âu, trầm cảm. Do đó, ngay khi phát hiện dấu hiệu bất thường, bạn cần chủ động đi khám bác sĩ để được thăm khám và điều trị hiệu quả.

Cách chẩn đoán bệnh viêm khớp cùng chậu

Nhằm chẩn đoán chính xác mức độ bệnh lý, các bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành những bước kiểm tra sau:

  • Kiểm tra, xét nghiệm lâm sàng: Bác sĩ sẽ đưa ra một số câu hỏi nhằm ghi nhận triệu chứng lâm sàng, mức độ tổn thương cùng tiền sử bệnh lý, sau đó dùng tay ấn vào một số vị trí ở vùng mông, hông, đồng thời tác động để hai chân cử động, di chuyển nhằm kiểm tra phản ứng của cơ thể. Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định tiến hành các xét nghiệm lâm sàng phù hợp.
  • Tiêm thuốc tê: Trong nhiều trường hợp, bác sĩ chuyên khoa sẽ tiêm thuốc tê vào khớp để xác định vị trí đau nhức khớp cùng chậu ở vùng thắt lưng. Vì khi được tiêm vào cơ thể, thuốc tê sẽ di chuyển và lan rộng sang các khu vực xung quanh nên độ chính xác của phương pháp này không cao.
  • Chụp X-quang: Cách làm này cho phép bác sĩ xác định đúng vị trí của các tổn thương ở khớp cùng vùng chậu.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): Bác sĩ sẽ yêu cầu tiến hành chụp cộng hưởng từ nếu nghi ngờ người bệnh bị viêm cột sống dính khớp.

Phương pháp điều trị bệnh viêm khớp cùng chậu

Tùy vào tình trạng sức khỏe và mức độ triệu chứng, bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định bệnh nhân áp dụng một trong các phương pháp điều trị sau:

Vật lý trị liệu

Các bài tập vật lý trị liệu đơn giản sau có tác dụng hỗ trợ điều trị, củng cố chức năng sụn khớp, đồng thời nâng cao sự dẻo dai, chắc khỏe của hệ thống cơ xương. Nếu cảm thấy đau nhức dữ dội, bệnh nhân cần tuyệt đối nghỉ ngơi. 

Vật lý trị liệu
Các bài tập vật lý trị liệu đơn giản sau có tác dụng hỗ trợ điều trị, củng cố chức năng sụn khớp, đồng thời nâng cao sự dẻo dai, chắc khỏe của hệ thống cơ xương.

Khi các cơn đau bắt đầu thuyên giảm, người bệnh có thể tập luyện một số bài tập thể dục nhẹ nhàng, vừa sức nhằm duy trì chức năng của cột sống, giúp khung chậu co giãn linh hoạt cũng như ngăn ngừa hiện tượng co cơ. 

Thêm vào đó, chườm ấm, chườm lạnh, xoa bóp, chiếu tia sóng ngắn cho vùng chậu khớp cũng là các phương pháp cải thiện triệu chứng một cách an toàn, hiệu quả. Tuy nhiên, trước khi áp dụng các phương pháp trên, người bị viêm khớp cùng chậu cần trao đổi kỹ với bác sĩ chuyên khoa.

Dưới đây là 3 bài tập vật lý trị liệu đơn giản mà bạn có thể tham khảo.

Bài tâp tập cơ mông

  • Nằm sấp trên sàn tập
  • Tay buông lỏng
  • Duỗi thẳng 2 chân
  • Dùng lực ở hông nâng mông lên
  • Giữ nguyên tư thế trong vòng 15 giây rồi thả lỏng toàn thân
  • Thực hiện động tác này 15 nhịp/lần, lặp lại 2 lần

Bài tập duỗi háng có đối kháng

  • Buộc (cố định) cổ chân của chân đau vào một sợi dây chun
  • Đứng hướng ra phía cửa ra vào, đồng thời móc dây chun vào cánh cửa rồi đóng lại
  • Kéo chân được buộc chun về phía sau, sau đó đưa chân về vị trí cũ
  • Vừa thực hiện, bạn vừa hóp bụng để cơ bụng căng lên
  • Thực hiện động tác này 15 nhịp/lần, 2 lần liên tục

Bài tập căng cơ khép háng

  • Nằm ngửa trên sàn tập
  • Gập gối, đặt 2 chân trên mặt sàn
  • Dang rộng háng để 2 đầu gối cách xa nhau
  • Giữ nguyên tư thế 15 – 30 giây
  • Thực hiện động tác này 3 lần

Phương pháp Tây y

Chữa bệnh viêm khớp cùng chậu theo Tây y là phương pháp phổ biến nhất hiện nay. Phương pháp này bao gồm: điều trị nội khoa (dùng thuốc Tây) và can thiệp ngoại khoa (phẫu thuật).

Sử dụng thuốc Tây y

Sau khi đánh giá chính xác mức độ bệnh lý, bác sĩ sẽ vạch ra phác đồ điều trị cụ thể. Nếu mắc viêm khớp cùng chậu thể nhẹ, bạn sẽ được chỉ định dùng một số loại thuốc sau đây:

  • Thuốc giảm đau giúp kiểm soát cơn đau, hạn chế tình trạng tê cứng, đồng thời tăng cường khả năng vận động của người bệnh.
  • Thuốc kháng sinh được dùng cho các trường hợp viêm khớp cùng chậu do nhiễm khuẩn hoặc các vấn đề liên quan đến nhiễm khuẩn.
  • Thuốc giãn cơ có thể giúp người bệnh đẩy lùi triệu chứng co cứng cơ, đồng thời hạn chế cảm giác đau nhức, khó chịu.
  • Thuốc kháng viêm không chứa steroid là một trong những loại thuốc được ưu tiên chỉ định trong quá trình điều trị bệnh lý này, bởi công dụng chống sưng, giảm đau, kháng viêm, hạ thân nhiệt và phòng ngừa biến chứng.
  • Thuốc tiêm ngoài màng cứng corticoid chỉ được sử dụng khi những cơn đau nhức không có dấu hiệu thuyên giảm. Loại thuốc này có khả năng giảm đau, hạn chế sưng viêm cũng như cải thiện khả năng di chuyển của người bệnh.

Lưu ý: Bệnh nhân chỉ sử dụng các loại thuốc trên theo đúng hướng dẫn của bác sĩ về thời gian và liều lượng, tuyệt đối không tự ý mua và sử dụng thuốc, không ngưng thuốc đột ngột hoặc cố tình kéo dài thời gian uống thuốc. Bên cạnh đó, nếu phát hiện các dấu hiệu bất thường, bạn nên đi khám bác sĩ ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Phẫu thuật

Nếu việc điều trị nội khoa không mang lại hiệu quả như mong đợi thì tình trạng viêm khớp cùng chậu càng trở nên tồi tệ hơn. Lúc này, bác sĩ sẽ cân nhắc việc can thiệp ngoại khoa (phẫu thuật). Phương pháp này giúp loại bỏ viêm nhiễm và tái tạo cấu trúc khớp bị tổn thương.

Phẫu thuật
Phương pháp phẫu thuật giúp loại bỏ viêm nhiễm và tái tạo khớp bị tổn thương.

Phương pháp Đông y

Theo quan niệm Đông y, viêm khớp cùng chậu được chia ra thành 4 thể: thấp nhiệt, hàn thấp, dương hư và thận âm hư. Tuy mỗi thể có dấu hiệu nhận biết khác nhau nhưng nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do sức khỏe yếu khiến khí huyết ứ trệ. Do đó, Đông y sẽ điều trị bệnh lý này dựa trên nguyên tắc tập trung loại trừ thấp – khu và thông kinh lạc. 

Các bài thuốc Đông y có nguồn gốc từ những loại thảo dược tự nhiên an toàn, lành tính. Thành phần và liều lượng của mỗi nguyên liệu được các lương y gia giảm cho phù hợp với từng bệnh nhân. Bên cạnh đó, phương pháp này còn góp phần ngăn ngừa nguy cơ tái phát.

Tuy nhiên, cách chữa viêm khớp cùng chậu vẫn tồn tại một số hạn chế nhất định. Để các bài thuốc phát huy công dụng, người bệnh phải uống thuốc từ vài tuần đến vài tháng. Ngoài ra, khâu sắc thuốc sẽ tiêu tốn khá nhiều thời gian và công sức của bạn. 

Mẹo dân gian điều trị tại nhà

Từ lâu, các mẹo dân gian chữa viêm khớp cùng chậu tại nhà đã được lưu truyền rộng rãi. Dược tính của năm loại thảo mộc tự nhiên dưới đây sẽ hỗ trợ đẩy lùi những cơn đau nhức, đồng thời bồi bổ sức khỏe.

Mẹo số 1

  • Chuẩn bị 50g lá lốt tươi và 500ml nước
  • Rửa sạch lá lốt bằng nước muối pha loãng
  • Phơi lá lốt trong bóng râm cho đến khi lá héo lại (việc phơi lá dưới nắng gắt có thể làm giảm công dụng trị bệnh)
  • Sắc lá lốt trong 500ml nước lọc
  • Khi nước cạn còn 200ml thì tắt bếp
  • Chia thành 2 phần đều nhau, uống hết trong ngày, sau bữa ăn

Mẹo số 2:

  • Chuẩn bị 100g lá ngải cứu và 2 chén rượu trắng
  • Rửa sạch ngải cứu và để ráo 
  • Bỏ lá ngải cứu vào nồi rồi nấu sôi với rượu trắng, sau đó tắt bếp
  • Dùng hỗn hợp vừa làm đắp lên các vị trí khớp sưng viêm
  • Cố định thuốc bằng một miếng vải sạch
  • Thay thuốc mới khi thuốc hết hơi ấm
  • Thực hiện 1 – 2 lần/ngày

Mẹo số 3

  • Chuẩn bị 1 – 2 trái cà tím
  • Rửa sạch và cắt lát cà tím (mỗi lát dày khoảng 0,5cm)
  • Đun một nồi nước sôi
  • Thả cà tím vào, nấu thêm 5 phút
  • Chờ hỗn hợp nguội hẳn rồi lọc lấy nước cốt, bỏ xác cà
  • Bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh
  • Uống nước cà tím 4 lần/ngày, trước bữa ăn

Mẹo số 4

  • Chuẩn bị 30g rễ cây trinh nữ và một ít rượu trắng
  • Rửa sạch rễ cây trinh nữ bằng nước muối pha loãng rồi cắt khúc
  • Sắc rễ cây trinh nữ với một lượng rượu vừa đủ
  • Đắp thuốc lên vùng khớp bị sưng viêm
  • Thực hiện 1 – 2 lần/ngày

Mẹo số 5

  • Chuẩn bị 1 trái đu đủ và một ít ý mễ nhân
  • Rửa sạch và gọt vỏ trái đu đủ
  • Cắt đu đủ thành lát mỏng
  • Cho đu đủ và ý mễ nhân vào nồi, nấu trên lửa nhỏ cho đến khi ý mễ nhân chín mềm
  • Thêm một chút đường, khuấy đều rồi tắt bếp
  • Dùng hỗn hợp khi còn ấm
  • Thực hiện 4 – 5 lần/tuần

Biện pháp chăm sóc và phòng tránh

Nhằm hỗ trợ quá trình điều trị diễn ra suôn sẻ, thuận lợi, người bị viêm khớp cùng chậu nên xây dựng lối sống khoa học, đảm bảo chế độ ăn uống lành mạnh, đồng thời loại bỏ triệt để các thói quen xấu.

Biện pháp chăm sóc và phòng tránh bệnh viêm khớp cùng chậu
Chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp bệnh nhân nhanh chóng đẩy lùi triệu chứng của viêm khớp cùng chậu.
  • Cung cấp đủ nước cho cơ thể để ngăn ngừa một số căn bệnh viêm nhiễm, đặc biệt là sỏi đường tiết niệu và viêm nhiễm đường tiết niệu.
  • Xử lý nhanh chóng và kịp thời các chấn thương tại vùng đáy chậu hoặc niệu đạo.
  • Điều trị dứt điểm các bệnh lý viêm nhiễm đường tiêu hóa và tiết niệu.
  • Bổ sung nhiều vitamin B12, vitamin D, kali, canxi, omega-3 cũng như các dưỡng chất thiết yếu khác thông qua những loại thực phẩm như: trái cây, rau củ, thịt cá, trứng, sữa…
  • Thường xuyên vận động, tham gia các môn thể thao nhẹ nhàng, vừa sức (bơi lội, đi bộ, yoga…).
  • Tránh ăn đồ chiên xào, cay nóng, nhiều đường, giàu dầu mỡ, hạn chế rượu bia, nước ngọt có ga, thức uống chứa cồn, không hút thuốc lá.
  • Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, đồng thời đảm bảo ngủ đủ giấc để xương khớp nhanh chóng tái tạo và hồi phục.
  • Không lao động quá sức, vận động mạnh hay mang vác đồ vật cồng kềnh.
  • Phụ nữ cần vệ sinh cá nhân thật tốt (nhất là trong chu kỳ kinh nguyệt), từ đó hạn chế tối đa nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm như: viêm vùng chậu, viêm âm đạo, viêm tử cung…

Viêm khớp cùng chậu là bệnh lý mạn tính với những cơn đau nhức dai dẳng, khó kiểm soát. Tình trạng này có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng như: biến dạng khớp, teo cơ đùi – mông, tàn phế… Do đó, người bệnh cần đảm bảo tuân thủ phác đồ điều trị, đồng thời thường xuyên đi khám bác sĩ để đẩy nhanh quá trình hồi phục.