Bệnh viêm khớp dạng thấp có di truyền không? Giải đáp từ chuyên gia

Bệnh viêm khớp dạng thấp có di truyền không là thắc mắc của rất nhiều người bệnh. Cùng lắng nghe ý kiến của chuyên gia để hiểu hơn về điều này.

Bệnh viêm khớp dạng thấp có di truyền không?

Viêm khớp dạng thấp là một bệnh lý mãn tính, gây viêm khớp thông qua những biểu hiện như sưng, nóng, đỏ, cứng khớp và bị giới hạn cử động. Tình trạng này có thể ảnh hưởng tới bất kỳ khớp nào, nhưng chủ yếu thường gặp nhất là khớp nhỏ ở bàn tay và bàn chân.

Theo một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2014 tại Mỹ cho biết, đến nay vẫn chưa xác định rõ được nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này, thế nhưng một số người mắc bệnh viêm khớp dạng thấp có thể là do di truyền bởi một số gen nhất định.

Bệnh viêm khớp dạng thấp
Bệnh viêm khớp dạng thấp có di truyền bởi một số gen nhất định

Trên mặt lý thuyết, ba mẹ bị mắc bệnh có thể truyền gen mắc bệnh qua cho đứa con và nguy cơ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp sẽ cao hơn so với những đứa trẻ có cha mẹ không bị bệnh. Vì vậy đây là một bệnh miễn dịch hoàn toàn có thể di truyền từ mẹ sang con và cũng chính là điểm khác biệt của bệnh này so với những bệnh viêm khớp khác.

Dựa trên một số nghiên cứu khác chỉ ra, những yếu tố di truyền gây viêm khớp dạng thấp thường chiếm từ 53 – 68% dựa trên cuộc thực nghiệm bằng cách quan sát những cặp song sinh và thấy rằng những cặp song sinh có cùng mã gen sẽ có khả năng mắc bệnh lên đến 15%, còn những cặp song sinh có gen khác nhau thì khả năng mắc bệnh thấp hơn, chiếm 4%.

Cũng theo một nghiên cứu cho thấy, những đứa trẻ sống cùng cha mẹ có thói quen hút thuốc lá có nguy cơ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp cao gấp 2 lần so với người trưởng thành. Chứng tỏ rằng, nguy cơ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp không chỉ do di truyền mà còn liên quan đến nhiều yếu tố khác như hút thuốc lá hoặc béo phì.

Những mã gen liên quan đến viêm khớp dạng thấp

Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, có hơn 100 mã gen trên bộ nhiễm sắc thể trong cơ thể người được phát hiện và xác định là có mối quan hệ mật thiết đến bệnh viêm khớp dạng thấp. Bao gồm những bộ gen sau đây:

  • HLA: Đây là gen có nhiệm vụ và chịu trách nhiệm giúp phân biệt giữa protein của cơ thể với protein của sinh vật gây bệnh. Nếu như một người có dấu hiệu di truyền gen này thì sẽ có tỷ lệ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp cao gấp 5 lần so với người không có dấu hiệu này.
  • STAT4: Đây là gen có tác dụng điều hoà cũng như kích hoạt hệ miễn dịch của cơ thể.
  • TRAF và C5: Hai gen này góp phần hình thành gây ra bệnh viêm mãn tính ở mỗi người.
  • PTPN22: Loại gen này sẽ trực tiếp tham gia vào quá trình khiến cho bệnh khởi phát và làm thúc đẩy nhanh tiến trình phát triển của bệnh.

Mặc dù những gen này góp phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh, nhưng không phải tất cả những người mắc bệnh viêm khớp dạng thấp đều do những gen này và cũng không phải tất cả những người mang gen này đều mắc bệnh. Mà đó còn là yếu tố di truyền kết hợp cùng với một số yếu tố khác tạo nên môi trường thuận lợi để bệnh hình thành và phát triển.

Bệnh viêm khớp dạng thấp có nguy hiểm không?

Bệnh viêm khớp dạng thấp là bệnh lý mãn tính, kéo dài qua nhiều giai đoạn. Bệnh có thể sẽ gây ra những biến chứng nghiêm trọng nếu không được kiểm soát tốt. Các biến chứng có thể sẽ gặp phải gồm có:

  • Hội chứng ống cổ tay: Nguyên nhân dẫn đến hội chứng này là sự chèn ép các dây thần kinh chi phối cảm giác và vận động bàn tay. Người bệnh sẽ phải đối diện với các triệu chứng đau cổ bàn tay, tê rần, dị cảm các ngón tay và bàn tay. Một số trường hợp nặng cần được phẫu thuật giải áp các dây thần kinh, đặc biệt là thần kinh giữa.
  • Phá huỷ khớp: Nếu bệnh nhân không sớm điều trị hoặc điều trị không có hiệu quả thì sự viêm nhiễm các khớp có thể dẫn tới tình trạng tổn thương và phá huỷ các khớp nặng nề và không hồi phục. Khi đó các khớp sẽ bị biến dạng và mất chức năng, đầu xương, sụn và dây chằng có thể bị ảnh hưởng.
  • Viêm lan toả: Bệnh lý này có thể gây viêm lan toả đến nhiều cơ quan khác của cơ thể như viêm phổi, viêm màng ngoài tim, hội chứng Sjogren’s và viêm mạch. Nhưng nếu được điều trị sớm thì biến chứng này sẽ hiếm khi xảy ra.
  • Bệnh tim mạch: Bệnh nhân khi mắc bệnh viêm khớp dạng thấp sẽ có nguy cơ cao mắc các bệnh lý tim mạch như nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Để hạn chế khả năng xuất hiện biến chứng này thì người bệnh phải ngừng hút thuốc lá, thiết lập chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học và thường xuyên tập luyện thể dục.
  • Bệnh tuỷ cổ: Tình trạng viêm khớp dạng thấp bị tổn thương tại nhiều khớp xương, trong đó đoạn cột sống cổ có thể bị ảnh hưởng gây trật khớp đốt sống và chèn ép lên đoạn tuỷ tương ứng. Đây là một biến chứng nặng nề có thể gây ảnh hưởng đến khả năng vận động và những tổn thương lâu dài của đoạn tuỷ cổ nếu như không kịp thời phát hiện.
Bệnh viêm khớp dạng thấp
Hội chứng ống cổ tay là một trong những biến chứng gây ra bởi viêm khớp dạng thấp

Phòng ngừa bệnh viêm khớp dạng thấp do di truyền

Cho đến nay vẫn chưa có phương pháp nào có khả năng chữa khỏi hoàn toàn bệnh viêm khớp dạng thấp. Hầu hết các phương pháp đều trị chỉ có thể làm cải thiện các triệu chứng của bệnh và ngăn ngừa những biến chứng. Nhằm ngăn ngừa bệnh khởi phát thì người bệnh cần thực hiện những biện pháp phòng ngừa sau đây:

  • Không nên sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, rượu bia, hạn chế ăn các loại thức ăn đóng hộp vì có hàm lượng chất bảo quản cao. Vì nếu sử dụng thường xuyên sẽ khiến cho tình trạng của bệnh có xu hướng phát triển nghiêm trọng hơn.
  • Tập thói quen bổ sung cho cơ thể từ 2 – 3,5 lít nước mỗi ngày, bởi vì uống nhiều nước sẽ giúp cho khớp linh hoạt hơn và phòng ngừa bệnh viêm khớp dạng thấp hiệu quả hơn.
  • Tránh ngồi lâu một chỗ cả ngày, thay vào đó là thường xuyên vận động bằng cách đứng dạy và đi lại để khớp có được sự linh hoạt.
  • Người bệnh cũng cần phải thiết lập cho mình một chế độ ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng bằng cách thường xuyên bổ sung thực phẩm có hàm lượng canxi, omega-3 và các loại vitamin C, D,…
  • Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao để giúp cho xương chắc khoẻ cũng như tăng cường sự dẻo dai cho xương. Việc tập luyện đều đặn mỗi ngày không chỉ giúp cơ thể tăng sức bền mà còn nâng cao khả năng phòng ngừa bệnh viêm khớp dạng thấp.
  • Hạn chế tiếp xúc với các chất gây ô nhiễm môi trường vì có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp. Nếu người bệnh có làm việc trong môi trường có các chất độc hại thì cần phải sử dụng các thiết bị an toàn và đồ bảo hộ mọi lúc.
  • Đối với phụ nữ mang thai thì nên thường xuyên thăm khám định kỳ và thực hiện các xét nghiệm cần thiết theo yêu cầu của bác sĩ để tránh di truyền cho con. Trong giai đoạn mang thai cần có chế độ dinh dưỡng đầy đủ để tránh trường hợp trẻ sinh ra bị thiếu chất như vitamin C và vitamin D.

Như vậy, một số yếu tố di truyền làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp nhưng tỷ lệ bệnh khởi phát còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Vì vậy để phòng tránh bệnh thì bạn cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa đầy đủ và thực hiện các xét nghiệm cần thiết theo chỉ định của bác sĩ để có phương pháp xử lý cho phù hợp.