Viêm khớp dạng thấp có mấy giai đoạn? Cách chẩn đoán bệnh hình ảnh?
Viêm khớp dạng thấp khiến người bệnh thường xuyên tê bì, đau nhức, sưng tấy khớp tay. Viêm khớp dạng thấp có mấy giai đoạn? Cùng tìm hiểu nhé!
Bệnh viêm khớp dạng thấp có mấy giai đoạn?
Viêm khớp dạng thấp là bệnh lý tự miễn mạn tính gây tổn thương ở các khớp và một số cơ quan như tim, phổi, mắt, thần kinh,… Người bệnh liên tục bị đau nhức, tê buốt, khó chịu ở các khớp. Với căn bệnh này, bệnh nhân cần phải tiến hành thăm khám, điều trị sớm, tránh gây phá hủy các khớp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bản thân.
Bệnh viêm khớp dạng thấp được chia làm 4 giai đoạn. Ứng với mỗi giai đoạn, người bệnh sẽ gặp phải những triệu chứng khác nhau. Thông thường, khi bị viêm khớp dạng thấp, người bệnh sẽ thường xuyên bị đau nhức, sưng khớp với tính chất đối xứng. Các khớp liên tục bị đau nhức thường xuyên, thường đau vào buổi tối về đêm và gần sáng. Nếu người bệnh nghỉ ngơi thì cơn đau sẽ giảm dần. Đồng thời, các khớp cổ tay, chân sẽ nhanh chóng bị sưng tấy, ửng đỏ, rất khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày.
Theo thống kê, tỉ lệ bệnh nhân mắc bệnh viêm khớp dạng thấp không ngừng tăng lên mỗi năm. Về nguyên nhân chính xác gây ra bệnh vẫn chữa được xác định cụ thể. Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho thấy có rất nhiều nguyên nhân gây ra căn bệnh này như di truyền, nhiễm khuẩn, tổn thương khớp,… Viêm khớp dạng thấp sẽ nhanh chóng phá hủy phần sụn khớp và các đầu khớp. Về sau, bệnh nhanh chóng làm tổn thương các khớp trong cơ thể từ các khớp nhỏ (ngón tay, ngón chân) cho đến khớp lớn (cổ tay, đầu gối, cổ chân).
Các giai đoạn của bệnh viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp là bệnh lý được chia ra nhiều giai đoạn cụ thể. Bệnh hình thành khi các bao hoạt dịch xung quanh khớp bị tổn hại và viêm nhiễm. Khi mắc phải căn bệnh này, người bệnh thường rất dễ bị suy nhược cơ thể, mệt mỏi, ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày. Dưới đây là các giai đoạn mắc bệnh viêm khớp dạng thấp, bệnh nhân thường gặp phải.
# Giai đoạn 1
Ban đầu, triệu chứng của bệnh sẽ rất khó phân biệt với những bệnh lý thông thường khác như sốt nhẹ, cơ thể mệt mỏi, sụt cân, tê bì chân tay,… Lúc này, bệnh viêm khớp dạng thấp chỉ tác động rất nhỏ đến các khớp nhỏ ở cơ thể con người như ngón tay, ngón chân, bàn chân, bàn tay,… Khoảng 3 tuần sau, nếu các triệu chứng bệnh không được kiểm soát, bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn mới và gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân.
Người bệnh viêm khớp dạng thấp có thể bị tổn thương vùng mắt, viêm khô vùng kết mạc. Bên cạnh đó, bệnh nhân còn bị tổn thương tim mạch, viêm cơ tim, rối loạn nhịp tim, viêm phế quản, tắc nghẽn đường hô hấp, xơ phổi kẽ lan tỏa,… Những tổn thương này sẽ nhanh chóng phá hủy sức khỏe của bệnh nhân. Do đó, người bệnh nên thận trọng, nên sớm tiến hành thăm khám, điều trị bệnh.
# Giai đoạn 2
Viêm khớp dạng thấp khiến cho người bệnh phải chịu đựng những cơn đau buốt dai dẳng ở các khớp. Các khớp bị tê cứng kể cả khi người bệnh không vận động. Những cơn đau nhức xuất hiện thường xuyên, không báo trước. Các triệu chứng bệnh càng ngày càng nặng đeo bám dai dẳng cả ngày đêm. Bệnh nhân rất dễ đối diện với tình trạng sưng đỏ, cứng khớp, viêm nóng ở các khớp.
Người bệnh bị sưng khớp có thể do sưng ở phần mềm hoặc hiện tượng tràn dịch khớp. Các khớp bị sưng lên mang tính chất đối xứng và thường kéo dài vài tuần cho đến vài tháng. Nếu bệnh nhân bị viêm cột sống cổ có nghĩa là bệnh đã chuyển biến ở mức độ nặng, gây chèn ép đến tủy cổ. Tình trạng bệnh kéo dài có thể khiến cho bệnh nhân bị tê cứng hoặc không hoạt động vùng cổ được.
# Giai đoạn 3
Ở giai đoạn này, các khớp lớn hơn như mắt cá, vai, hông, tay chân, đầu gối,… đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Người bệnh không thể làm thuyên giảm cơn đau khớp bởi tình trạng viêm nhiễm đã gây ảnh hưởng đến những cơ bắp xung quanh khớp. Khi bệnh chuyển biến nặng hơn, bệnh nhân có thể bị viêm đau ở cả hai bên khớp cùng một lúc, thậm chí còn bị viêm đa khớp dạng thấp.
Xuất hiện hạt thấp dưới da, ở một số vị trí tỳ đè như ngón tay, ngón chân. Dấu hiệu này thường gặp phải ở những người mắc bệnh viêm đa khớp dạng thấp ở mức độ nặng, bệnh tiến triển nhanh. Các hạt này thường gắn liền với xương nên ít di động. Chúng thường có kích thước từ vài mm đến 2 cm và mọc thành từng đám. Tại những vị trí có hạt, bệnh nhân không thể hoạt động các cơ được vì tình trạng cứng khớp.
# Giai đoạn 4
Nếu giai đoạn 3, người bệnh không tiến hành điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp kịp thời, bệnh nhân sẽ phải đối diện với hàng loạt các triệu chứng bệnh ở giai đoạn cuối. Lúc này, các khớp sẽ không còn bị viêm nhiễm nữa mà dễ dàng hình thành các mô xơ, khiến cho chức năng của xương khớp bị ngưng hẳn. Bệnh nhân sẽ đứng trước nguy cơ bị tàn phế, các khớp xương không thể hoạt động bình thường.
Ở giai đoạn 4, người bệnh có thể bị dính hoặc biến dạng các khớp. Dây chằng, gân, khớp nhanh chóng bị tổn thương và gây ra tình trạng tàn phế, trật khớp. Một số kiểu biến dạng người bệnh viêm khớp dạng thấp thường hay gặp phải như ngón tay hình cổ cò, hội chứng hầm cổ tay, ngón tay người thợ thùa khuyết, cổ tay hình lưng lạc đà,…
Các thăm dò chẩn đoán hình ảnh viêm khớp dạng thấp
Để dễ dàng chẩn đoán bệnh viêm khớp dạng thấp, người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định tiến hành thăm khám và thực hiện các xét nghiệm cần thiết. Các hình ảnh này sẽ giúp bác sĩ chuyên khoa biết được bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp ở giai đoạn nào. Tùy thuộc vào mức độ mắc bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị bệnh thích hợp nhất. Dưới đây là một số yêu cầu người bệnh cần thực hiện để có thể chẩn đoán bệnh.
+ Chụp X-quang các khớp cổ tay
Đây là phương pháp chẩn đoán viêm khớp dạng thấp chính xác được áp dụng phổ biến hiện nay. Hình ảnh chụp X-quang là hình ảnh cắt ngang khớp. Căn cứ vào các hình ảnh nhìn thấy, bác sĩ sẽ biết được mức độ nghiêm trọng về bệnh tình của bệnh nhân. Tùy thuộc vào mỗi giai đoạn mắc bệnh mà hình ảnh trên X-quang của bệnh nhân sẽ khác nhau.
- Giai đoạn 1: Vẫn chưa thấy những thay đổi hình ảnh trên hình chụp X-quang
- Giai đoạn 2: Đã xuất hiện một số biến đổi trên phần đầu xương và sụn khớp. Trên hình ảnh chụp bắt đầu xuất hiện dấu hiệu bị bào mòn, hẹp khe khớp.
- Giai đoạn 3: Hình ảnh xuất hiện tình trạng tổn thương nhiều ở phần đầu xương, sụn khớp. Đồng thời hình ảnh còn có dấu hiệu dính khớp một phần.
- Giai đoạn 4: Các khớp bị dính hoàn toàn và dễ gây ra tình trạng biến dạng khớp ở mức độ nặng.
+ Chụp cộng hưởng từ (MRI)
Những bệnh nhân bị nghi ngờ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp sẽ được chỉ định chụp cộng hưởng từ (MRI). Phương pháp này sẽ xác định được mức độ tổn thương và bào mòn khớp sớm hơn so với cách chụp X-quang. Đây là cách giúp chẩn đoán bệnh sớm và dễ dàng phát hiện được tình trạng tràn dịch khớp. Đồng thời theo dõi được tiến triển của bệnh, kiểm soát được các biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm khớp dạng thấp.
# Siêu âm khớp
Hầu hết những bệnh nhân được nghi ngờ có dấu hiệu mắc bệnh viêm khớp dạng thấp đều được yêu cầu siêu âm khớp. Tùy thuộc vào mức độ mắc bệnh của bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh tiến hành siêu âm các khớp nếu cần thiết. Phương pháp này sẽ giúp đánh giá tình trạng tràn dịch khớp, bào mòn xương, viêm màng hoạt dịch. Căn cứ vào hình ảnh siêu âm được thực hiện, bác sĩ có thể chẩn đoán, theo dõi bệnh dễ dàng và đưa ra kết quả chính xác hơn.
# Xét nghiệm máu
Song song với các yêu cầu trên, bệnh nhân được nghi ngờ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp phải tiến hành xét nghiệm máu. Căn cứ vào các chỉ số xét nghiệm máu, bác sĩ có thể chẩn đoán được bệnh viêm khớp dạng thấp thông qua độ lắng của hồng cầu và khả năng phản ứng với protein trong cơ thể. Thông qua xét nghiệm máu, bác sĩ biết được mức độ viêm nhiễm mà người bệnh mắc phải.
Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp người bệnh biết được: Bệnh viêm khớp dạng thấp có mấy giai đoạn? Ứng với mỗi giai đoạn, người bệnh sẽ gặp những triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra. Vốn dĩ bệnh lý này có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như hội chứng ống cổ tay, phá hủy khớp, viêm lan tỏa, tim mạch, tổn thương khớp xương,… gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Do đó, bệnh nhân nên tiến hành điều trị bệnh sớm, không nên quá chủ quan. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc điều trị bệnh mà không có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.