Viêm khớp dạng thấp ở người trẻ: Nguyên nhân và hướng điều trị

Tỷ lệ mắc viêm khớp dạng thấp ở người trẻ ngày càng gia tăng. Bệnh không điều trị kịp thời sẽ để lại những di chứng nặng nề.

Vậy viêm khớp dạng thấp ở người trẻ là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và hướng điều trị bệnh ra sao? Theo dõi bài viết để có được lời giải đáp cụ thể.

Viêm khớp dạng thấp ở người trẻ là gì?

Viêm khớp dạng thấp ở người trẻ hay còn gọi là viêm khớp vô căn. Theo ước tính tại Mỹ thì có đến hơn 5000 người trẻ mắc bệnh. Viêm khớp dạng thấp gây ra đau đớn kéo dài cho người bệnh, bên cạnh đó, nó còn gây sưng đỏ và cứng khớp. Căn bệnh này có thể xảy ra đối với bất kỳ khớp nào trên cơ thể và có khả năng làm hạn chế hoạt động của con người.

Viêm khớp dạng thấp ở người trẻ là gì?
Viêm khớp dạng thấp ở người trẻ hay còn gọi là viêm khớp vô căn.

Một số người trẻ có thể chỉ mắc viêm khớp dạng thấp trong vài tháng nếu được điều trị đúng cách. Nhưng nếu chủ quan trong vấn đề này, bệnh thấp khớp ở những người trẻ có khả năng gây đau đớn nghiêm trọng, thậm chí là tàn phế. Theo đó, tình trạng viêm khớp dạng thấp ở người trẻ có thể đi từ triệu chứng sốt, thiếu máu, gây ảnh hưởng đến tim phổi, mắt và các hệ thần kinh khác. Viêm khớp dạng thấp có nguy cơ tái phát cao mặc dù chỉ kéo dài trong vài tuần. Vì vậy, căn bệnh này cần phải được nhận biết sớm và có phương pháp điều trị hợp lý để hạn chế tối đa những biến chứng nguy hiểm.

Nguyên nhân gây viêm khớp dạng thấp ở người trẻ

Viêm khớp dạng thấp ở người trẻ là một bệnh lý có khả năng tự miễn nhiễm. Theo đó, nó bắt nguồn từ việc lầm tưởng các mô tế bào bình thường thành những tác nhân xâm nhập gây bệnh cho cơ thể. Từ đó, hệ miễn dịch với chức năng chống lại các tác nhân gây hại lại tấn công chính những phần tế bào mô khỏe mạnh dẫn đến tình trạng viêm khớp.

Nguyên nhân gây viêm khớp dạng thấp ở người trẻ
Viêm khớp dạng thấp ở người trẻ là một bệnh lý có khả năng tự miễn nhiễm.

Ngoài ra, nó còn xuất phát từ những nguyên nhân sau:

  • Vận động sai tư thế: Ở người trẻ tuổi, quá trình làm việc với cường độ cao và kéo dài sẽ khiến cơ và khớp bị căng thẳng, mệt mỏi. Vận động sai tư thế khi làm việc nặng nhọc gây sức ép lớn lên toàn bộ khung xương. Hoạt động này lặp đi lặp lại có thể sẽ khiến tình trạng đau nhứt xương khớp toàn thân biến chứng thành viêm khớp dạng thấp. Bên cạnh đó, đối với những nhân viên văn phòng, ngồi sai tư thế cũng là nguyên nhân chính gây nên triệu chứng viêm khớp dạng thấp ở người trẻ.
  • Chấn thương: Thường xuyên khiêng vác vật nặng khi làm việc hoặc luyện tập thể dục thể thao quá sức gây tai nạn có thể dẫn đến tổn thương xương khớp. Và trong quá trình điều trị không đảm bảo về điều kiện vệ sinh có thể dẫn đến nhiễm khuẩn và viêm khớp.
  • Tăng cân, béo phì: Đây chính là nguyên nhân chính gây viêm khớp dạng thấp ở mọi lứa tuổi. Thừa cân có thể sẽ khiến cho xương khớp chịu nhiều tác động dẫn đến đau nhứt và sưng viêm các khớp. Vì thế, bạn nên cẩn trọng trong chế độ ăn uống hằng ngày để kiểm soát cân nặng của mình, hạn chế nguy cơ đe dọa đến xương khớp.
  • Yếu tố di truyền: Một số gen có thể làm cho sụn khớp trở nên kém khiến xương khớp ở những người này bị thoái hóa sớm. Nếu trong gia đình có người bị đau nhứt xương khớp, viêm khớp dạng thấp thì bạn sẽ có nguy cơ cao mắc phải căn bệnh tương tự.

Biểu hiện viêm khớp dạng thấp ở người trẻ

Những biểu hiện viêm khớp dạng thấp ở người trẻ có thể phát sinh theo từng đợt hoặc có thể kéo dài liên tục gây khó khăn cho sinh hoạt của người bệnh. Dấu hiệu biện thông thường không giống nhau ở mỗi người, nó tùy thuộc vào cơ đại và mức độ bệnh, thời gian phát bệnh và tình trạng sức khỏe chung.

Biểu hiện viêm khớp dạng thấp ở người trẻ
Những biểu hiện viêm khớp dạng thấp ở người trẻ có thể phát sinh theo từng đợt hoặc có thể kéo dài liên tục gây khó khăn cho sinh hoạt của người bệnh

Cụ thể, các triệu chứng có thể bao gồm:

  • Sốt cao.
  • Cơ thể mệt mỏi, sụt cân không rõ nguyên nhân.
  • Đau khớp và xơ cứng khớp. Tình trạng này diễn ra nặng nề hơn vào buổi sáng hoặc sau khi ngồi một tư thế trong thời gian dài.
  • Nổi ban ở cánh tay và chân.
  • Chán ăn, ăn không ngon miệng.
  • Các khớp đỏ và sưng tấy, kèm theo cảm giác nóng khớp. Trường hợp nặng có thể gây biến dạng khớp.

Viêm khớp dạng thấp ở người trẻ thường gây ảnh hưởng chủ yếu đến khớp khối. Vì vậy, biểu hiện dễ nhận thấy nhất là dáng đi khập khiễng vào buổi sáng do bị cứng khớp gối. Ngoài ra, viêm khớp dạng thấp có thể gây sưng các hạch ở cổ và những khu vực khác trong cơ thể. Tim và phổi cũng có khả năng bị tổn thương tuy nhiên tình trạng này rất hiếm khi xảy ra.

Một số triệu chứng của viêm khớp dạng thấp có khả năng biến mất ở giai đoạn hồi phục và có thể trở nên nặng hơn trong lần tái phát tiếp theo nếu không được điều trị dứt điểm. Viêm khớp dạng thấp ở người trẻ còn có khả năng biến chứng thành viêm nhãn cầu nghiêm trọng. Viêm mống mắt và viêm màng bồ đào thường xuất hiện muộn sau các biểu hiện tại khớp.

Phân loại viêm khớp dạng thấp ở người trẻ

Viêm khớp dạng thấp ở người trẻ có khả năng hình thành và phát triển ở nhiều khớp. Trong đó, khớp gối, khớp ngó chân, khớp ngón tay và khớp cổ chân có khả năng là những vị trí dễ phát bệnh nhất.

Phân loại viêm khớp dạng thấp ở người trẻ
Viêm khớp dạng thấp ở người trẻ có khả năng hình thành và phát triển ở nhiều khớp.

Căn cứ vào vị trí phát bệnh, số khớp bị viêm và thời gian phát bệnh, có thể chia viêm khớp dạng thấp ở người trẻ thành những dạng sau đây:

Viêm ít khớp

Viêm khớp dạng thấp ở người trẻ ảnh hưởng đến ít hơn 4 khớp thì gọi đó là thể viêm ít khớp. Đây là thể bệnh có nhiều người bệnh mắc phải nhất, nó chiếm hơn một nửa các trường hợp có liên quan đến sự lưu hành kháng thể kháng nhân trong máu (ANAs). Các khớp lớn có nguy cơ cao chịu những tổn thương này đặc biệt là khớp gối.

Khi bị viêm khớp dạng thấp, cơ quan phải chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đó chính là mắt (chiếm khoảng 20% đến 30% trong tổng số các trường hợp). Vì vậy, khi phát hiện viêm khớp, bạn nên đến thăm khám bác sĩ thường xuyên để phát hiện kịp thời các triệu chứng lây lan bệnh. Từ đó, giúp điều trị các bệnh nghiêm trọng như viêm thống mắt, viêm màng bồ đào nhanh chóng và kịp thời. Một số trường hợp viêm khớp dạng thấp ở người trẻ ở thể này có thể sẽ không còn các biểu hiện bệnh, tuy nhiên các biến chứng tại mắt thì vẫn cứ tiếp diễn.

Viêm đa khớp

Theo thống kê cho rằng, có khoảng 30% trên tổng số ca bệnh viêm thấp dạng khớp được xếp vào nhóm này và thường có tổn thương với số lượng khớp nhiều hơn 5. Viêm đa khớp thường xuất hiện ở các khớp nhỏ ở bàn tay, bàn chân và xảy ra đối xứng ở 2 bên cơ thể.

Những người mắc phải thể này thường có sự hiện diện của các yếu tố thấp trong máu, một số trường hợp còn có biểu hiện tương tự như viêm khớp dạng thấp ở người lớn. Viêm đa khớp nếu không được chuẩn đoán và điều trị kịp thời có thể sẽ dẫn đến dính khớp, cứng khớp, teo cơ, thậm chí là tàn phế. Việc bị dính khớp có thể sẽ khiến bệnh nhân bị co quắp vùng khớp gây biến dạng tay chân hoặc gặp nhiều trở ngại trong sinh hoạt.

Viêm hệ thống

Viêm khớp hệ thống hay còn gọi là bệnh Still’s. Đây là một thể viêm khớp gây nguy hiểm nhưng thường không xảy ra phổ biến ở người trẻ. Viêm khớp dạng thấp ở thể viêm hệ thống có thể xuất hiện kèm theo các triệu chứng như sốt, nổi ban đỏ, rối loạn chức năng tim , gan, lách và hệ bạch huyết. Theo nghiên cứu cho rằng có khoảng 20% nhưng người có khả năng nhiễm thể này trong quá trình mắc bệnh và những người này thường vắng mặt các kháng thể khán nhân và các yếu tố dạng thấp trong máu.

Cách điều trị viêm khớp dạng thấp ở người trẻ

Viêm khớp dạng khớp xảy ra rất phổ biến ở người trẻ và thường mang lại rất nhiều khó khăn cho sinh hoạt hằng ngày cũng như làm suy giảm hiệu quả công việc. Bệnh này thường rất khó phát hiện khi ở giai đoạn đầu và thông thường cần phải thông qua việc chuẩn đoán thì mới có thể kết luận được chính xác. Theo tiêu chuẩn của Hội thấp khớp Hoa Kỳ (ACR) 1987, quá trình chuẩn đoán dựa vào thời gian phát bệnh và biểu hiện của bệnh xảy ra ở bao nhiêu khớp.

Cách điều trị viêm khớp dạng thấp ở người trẻ
Viêm khớp dạng khớp xảy ra rất phổ biến ở người trẻ và thường mang lại rất nhiều khó khăn cho sinh hoạt hằng ngày cũng như làm suy giảm hiệu quả công việc.

Một số phương pháp điều trị có thể được phối hợp cùng nhau như sau:

Đối với chế độ sinh hoạt

Viêm khớp dạng thấp là một căn bệnh không chỉ gặp ở nhưng người lớn tuổi mà còn có thể gặp ở những người trẻ. Trên thực tế, bệnh có khả năng phục hồi hoàn toàn tuy nhiên sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ xương cũng như tốc độ tăng trưởng của người bệnh. Bên cạnh nhưng phương pháp điều trị thì chế độ sinh hoạt hợp lý cũng có thể giúp bệnh biến mất nhanh chóng hơn và không để lại di chứng nguy hiểm. Cụ thể, bạn nên tuân thủ các vấn đề sau:

  • Tập thể dục thường xuyên và thật nhẹ nhàng để cơ thể dẻo dai hơn.
  • Chế độ ăn uống cần kiểm soát lượng tinh bột ở mức vừa phải.
  • Duy trì chế độ ăn uống khoa học và đầy đủ chất dinh dưỡng.
  • Hạn chế làm việc nặng, ngồi đúng tư thế để tránh tác động mạnh đến xương khớp.
  • Kiểm soát cân nặng của bản thân, tránh tình trạng béo phì.

Điều trị nội khoa

Điều trị nội khoa áp dụng cho hầu hết các trường hợp, bạn có thể lựa chọn điều trị nội khoa bằng cách sử dụng thuốc đơn thuần. Các loại thuốc này, tùy theo từng thể bệnh mà có liều lượng khác nhau. Vì vậy, bạn cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện việc dùng thuốc chữa bệnh để hạn chế mắc phải các tác dụng phụ của thuốc gây nguy hiểm cho sức khỏe. Cụ thể, bác sĩ có thể kê cho bạn một trong những loại thuốc sau đây:

  • Thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs): Nhóm thuốc được chỉ định dùng để giảm đau, giảm viêm. Loại thuốc này có nhiều tác dụng phụ tại đường tiêu hoa và gan.
  • Thuốc chống thấp khớp DMARDs: Được chỉ định với mục đích làm chậm quá trình phát triển của bệnh viêm khớp dạng thấp. Tuy nhiên, quá trình trị bệnh với thuốc này thường kéo dài do thuốc có tác dụng chậm.
  • Corticosteroid:  Thuốc được chỉ định trong trường hợp viêm khớp dạng thấp nặng ở người trẻ.
  • Tác nhân sinh học: Đây là một loại thuốc mới, thường được sử dụng khi quá trình điều trị bằng các loại thuốc trên không hiệu quả. Thuốc này được sử dụng bằng đường tiêm, nó có tác dụng ức chế các hoạt động quá mức của hệ miễn dịch thông qua các tác động trực tiếp vào các protein gây viêm.

Vật lý trị liệu

Bên cạnh việc sử dụng thuốc viêm khớp dạng thấp, những người trẻ mắc bệnh này có thể sử dụng thêm phương pháp vật lý trị liệu để rút ngắn thời gian điều trị bệnh. Cụ thể, sử dụng các phương pháp này giúp duy trì sức mạnh của các cơ, hỗ trợ sự chuyển động các khớp.

Những nhà vật lý trị liệu sẽ biết cách thiết kế cho bạn một chương trình điều trị, luyện tập phù hợp cho từng loại bệnh khác nhau. Một số người trẻ bị viêm khớp dạng thấp, khi áp dụng phương pháp này có thể sẽ có sự hỗ trô của nẹp để duy trì sự phát triển bình thường các khớp và hệ thống xương.

Phẫu thuật

Đây là phương pháp được áp dụng điều trị viêm khớp dạng thấp ở người trẻ khi không còn bất cứ liệu trình điều trị phù hợp nào. Đối với những trường hợp nguy hiểm, tình trạng khớp bị tổn thương nghiêm trọng có nguy cơ cao hình thành các biến chứng và làm giảm khả năng đi lại thì áp dụng phương pháp này để cải thiện nhanh tình trạng bệnh. Khi đó, bác sĩ chuyên khoa sẽ xem xét và yêu cầu bệnh nhân phẫu thuật để chỉnh sửa những vùng khớp hư hỏng. Một số phương pháp có thể được xem xét sử dụng như:

  • Phẫu thuật nội soi
  • Phẫu thuật chữa gân
  • Phẫu thuật chỉnh trục
  • Phẫu thuật thay thế toàn bộ khớp.

Trên đây là những vấn đề liên quan đến viêm khớp dạng thấp ở người trẻ. Hi vọng đã giúp cho bạn có thêm thông tin cần thiết về căn bệnh này. Hãy bảo vệ sức khỏe của bản thân thật tốt bằng các kiểm tra định kỳ và báo nay với bác sĩ nếu gặp bất kỳ biến chứng nguy hiểm nào xảy ra trong quá trình điều trị bệnh.