[Viêm khớp dạng thấp ở trẻ em] Các giai đoạn & cách điều trị hiệu quả

Viêm khớp dạng thấp ở trẻ em gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, bệnh có thể chữa khỏi nếu phát hiện sớm và điều trị đúng cách.

Viêm khớp dạng thấp ở trẻ em
Viêm khớp dạng thấp ở trẻ em là gì?

Viêm khớp dạng thấp ở trẻ em là gì?

Viêm khớp dạng thấp ở trẻ em còn được gọi là viêm khớp dạng thấp chưa thành niên, phổ biến ở nhóm trẻ em từ 13 đến 16 tuổi.

Viêm khớp dạng thấp nói chung và viêm khớp dạng thấp ở trẻ em nói riêng là dạng bệnh lý do rối loạn tự miễn trong cơ thể dẫn đến những cơn đau, xơ cứng và xuất hiện tình trạng sưng khớp. Bệnh thường xảy ra ở một số vùng như khớp ngón tay, chân, cổ tay, cổ chân,…

Ở trẻ em bệnh được phân thành 3 loại sau:

  • Oligoarticular (hay Pauciarticular): Viêm khớp dạng thấp ở trẻ em chủ yếu xảy ra ở 5 khớp nhỏ hoặc ít hơn ở các khớp cổ tay, khuỷu tay hoặc đầu gối. Có đến 50% trẻ em mắc phải viêm khớp dạng này theo những thống kê y tế.
  • Viêm khớp dạng thấp đa giác: Có đến 30% – 40% trẻ em chịu ảnh hưởng bởi căn bệnh này. Khớp bàn chân, bàn tay, cổ và hàm là các vùng chịu ảnh hưởng nhiều nhất. Bệnh tác động lên ít nhất 5 khớp tại các vị trí này.
  • Viêm khớp dạng thấp toàn thân – Bệnh Still: Dạng này chỉ có 10% đến 15% trẻ em gặp phải. Khi rơi vào trường hợp này, bệnh tác động đến một hoặc nhiều khớp trong cơ thể trẻ, đồng thời có thể ảnh hưởng đến các cơ quan khác như lá lách, tim và gan.

Nguyên nhân dẫn đến viêm khớp dạng thấp ở trẻ em

Viêm khớp dạng thấp ở trẻ em được xem là bệnh xương khớp do rối loạn tự miễn gây nên. Bệnh xuất hiện khi hệ thống miễn dịch trong cơ thể gặp sự cố, khiến chúng nhầm lẫn các tế bào và mô khỏe mạnh là những dị nguyên gây hại. Hệ thống miễn dịch sẽ tấn công các mô và tế bào này làm cho các khớp xương bị sưng tấy, viêm nhiễm. 

Tuy nhiên cho đến hiện nay, nguyên nhân gây ra sự rối loạn hệ thống miễn dịch vẫn chưa xác định được chính xác. Do đó, các nhà nghiên cứu đã phỏng đoán một số lý do cho việc rối loạn này như sau:

  • Chấn thương xương khớp: Tình trạng chấn thương dù ít hay nhiều đều làm cho các vị trí xương khớp bị tác động, ảnh hưởng và suy yếu. Nếu trong quá trình điều trị không đúng cách hoặc không được chẩn đoán điều trị sớm sẽ tạo điều kiện cho viêm khớp dạng thấp hình thành ở trẻ em.
    Chấn thương dẫn đến viêm khớp dạng thấp ở trẻ

    Chấn thương dẫn đến viêm khớp dạng thấp ở trẻ

  • Thừa cân, béo phì: Đây là một nguyên nhân có thể dẫn đến việc rối loạn chuyển hóa bên trong cơ thể trẻ. Khi trọng lượng vượt quá mức sẽ tạo ra một lực lớn chèn ép lên xương khớp. Đặc biệt khớp gối và bàn chân khi đi đứng, di chuyển chịu nhiều lực dẫn đến viêm khớp dạng thấp hình thành. 
  • Do di truyền: Trẻ em có nguy cơ bị viêm khớp dạng thấp cao khi trong gia đình đã có người bị chứng bệnh này. Khi em bé sinh ra sẽ được di truyền kháng nguyên từ cha, mẹ hoặc cả hai, có tên là HLA. Theo nghiên cứu cho thấy, số trẻ em bị di truyền kháng nguyên loại này đều có nguy cơ cao mắc bệnh viêm khớp dạng thấp hơn so với những trẻ bình thường khác.
  • Nhiễm virus, vi khuẩn: Do sức đề kháng của trẻ nhỏ vẫn chưa được hoàn thiện, điều này tạo điều kiện cho các loại virus, vi khuẩn gây hại xâm nhập vào cơ thể trẻ, hình thành nên bệnh. 

Dấu hiệu nhận biết viêm khớp dạng thấp ở trẻ em

Viêm khớp dạng thấp ở trẻ em có thể xuất hiện theo từng đợt hoặc kéo dài liên tục. Dấu hiệu nhận biết bệnh ở mỗi trẻ sẽ khác nhau, dựa vào thời gian phát bệnh và mức độ viêm nhiễm cũng như sức khỏe của bé. Một số dấu hiệu chung cho thấy trẻ đang bị viêm khớp dạng thấp có thể kể đến như sau:

  • Trẻ bị sút cân, thấy cơ thể luôn mệt mỏi.
  • Các khớp và xương có cảm giác đau, xơ cứng. Vào buổi sáng khi trẻ vừa ngủ dậy hoặc khi bé ngồi quá lâu sẽ thấy đau và cảm giác cơ thể nặng nề hơn. Tình trạng này chỉ thuyên giảm khi bé vận động nhiều hơn. Đồng thời, xơ cứng xương khớp xuất hiện rất đột ngột và có thể nhanh hết nên nhiều người vẫn lầm tưởng cơ thể bé bình thường.
  • Các khớp có hiện tượng sưng đỏ, nóng, mềm. Nguy hiểm hơn, khớp có thể bị biến dạng.
  • Bên cạnh đó còn có một số triệu chứng: Chân bị nổi nhọt, mắt cảm giác bị ngứa, chán ăn, ăn không thấy ngon, nhịp thở ngắn, sốt cao,…

Các giai đoạn viêm khớp dạng thấp ở trẻ em

Cũng giống như viêm khớp dạng thấp thường gặp ở người trưởng thành, viêm khớp dạng thấp ở trẻ em cũng trải qua 4 giai đoạn:

  • Giai đoạn 1: Xuất hiện tình trạng đau và sưng khớp do màng trên khớp bị viêm. Các tế bào trong hệ thống miễn dịch sẽ di chuyển đến vị trí này, dẫn đến dịch khớp chứa nhiều tế bào hơn bình thường.
  • Giai đoạn 2: Lúc này bệnh đã phát triển, tình trạng viêm gia tăng và lan truyền trong các mô. Sự phát triển của mô xương kéo theo ảnh hưởng đến không gian trên sụn và các khoang của khớp. Dần dần, sụn khớp xuất hiện dấu hiệu bị phá hủy, khớp trở nên thu hẹp lại do mất đi sụn khớp. Giai đoạn này trẻ em vẫn chưa bị dị dạng khớp.
  • Giai đoạn 3: Đến giai đoạn này bệnh đã chuyển biến nặng. Xương dưới sụn dần lộ ra ngoài do các sụn khớp đã bị phá hủy và biến mất. Bệnh nhân sẽ bị đau khớp, sưng tấy, không thể di chuyển bình thường, cơ thể bị suy nhược, hình thành dị dạng trên cơ.
  • Giai đoạn 4: Giai đoạn này là giai đoạn cuối của viêm khớp dạng thấp và tình trạng bệnh nhân đã chuyển biến nghiêm trọng. Trẻ em có thể bị bại liệt do hình thành các xương chùng và mô xơ khiến chức năng của khớp không còn hoạt động.

Biến chứng của bệnh viêm khớp dạng thấp ở trẻ

Cơ thể trẻ có thể hồi phục sau vài tháng nếu được chăm sóc và điều trị kịp thời. Mặc dù vậy, nếu không được chữa trị đúng cách khiến bệnh kéo dài có thể dẫn đến những hệ lụy nghiêm trọng. Trẻ có thể bị ảnh hưởng bởi những biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm khớp dạng thấp như:

  • Mắt mờ, yếu, viêm ống mắt
  • Viêm màng bồ đào
  • Nhạy cảm với ánh sáng
  • Di chuyển và vận động gặp khó khăn
  • Giấc ngủ kém dẫn đến suy nhược cơ thể
  • Khi trẻ bị viêm khớp dạng thấp toàn thân, chức năng gan, tim, lá lách bị ảnh hưởng nguy hiểm.

Chẩn đoán bệnh viêm khớp dạng thấp ở trẻ em

Đối với trẻ em, viêm khớp dạng thấp rất khó phát hiện từ giai đoạn đầu. Vì dấu hiệu nhận biết của nó cũng tương tự như một số căn bệnh khác. Chỉ khi trẻ bắt đầu có tình trạng sưng khớp, viêm khớp hay xuất hiện dị dạng nặng hơn mới được ba mẹ đưa đi thăm khám bác sĩ.

Chẩn đoán viêm khớp dạng thấp ở trẻ em
Thông qua các xét nghiệm để chẩn đoán tình trạng viêm khớp dạng thấp ở trẻ em

Quá trình chuẩn đoán bệnh sẽ tiến hành dựa trên những triệu chứng lâm sàng của trẻ, cùng với các xét nghiệm như:

  • Xét nghiệm hình ảnh: Bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành chụp X – quang xác định vị trí tổn thương và mức độ nặng nhẹ của bệnh. Thông qua hình ảnh xét nghiệm và MRI, bác sĩ sẽ đưa ra những đánh giá và hướng điều trị lâu dài.
  • Xét nghiệm máu: Trẻ em bị mắc chứng viêm khớp dạng thấp sẽ có protein phản ứng CRP và tốc độ Sed – ESR (độ lắng hồng cầu) trong máu tăng cao. Thông qua điều này bác sĩ sẽ biết được sự tồn tại của viêm nhiễm diễn ra bên trong cơ thể. 
  • Xét nghiệm nước tiểu: Bệnh thận cũng là nguyên nhân đến các vấn đề về thấp khớp, do đó thông qua xét nghiệm này sẽ xác định được lượng protein, hồng cầu, bạch cầu.

Điều trị viêm khớp dạng thấp ở trẻ em

Bệnh viêm khớp dạng thấp ở trẻ em thường không được chữa trị hoàn toàn do là bệnh mãn tính và liên quan đến hệ thống miễn dịch. Việc điều trị chỉ giúp giảm viêm, giảm sưng đau và đề phòng tổn thương xương khớp nặng hơn, giúp trẻ phát triển và không làm ảnh hưởng đến khả năng đi lại sau này.

Thông qua kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ đưa ra những biện pháp nhằm kiểm soát bệnh viêm khớp dạng thấp dựa trên những phương pháp sau:

1. Sử dụng thuốc Tây

Những loại thuốc thường được bác sĩ kê toa điều trị như:

  • Thuốc chống viêm non – steroid (NSAID)

Thuốc thường được ưu tiên sử dụng điều trị viêm khớp dạng thấp ở trẻ em là Ibuprofen, Naproxen, thuốc chống viêm không chứa steroid. Với tác dụng chính là giảm viêm, tiêu sưng, khắc phục tình trạng đau nhức.

Ngoài ra, nên đặc biệt lưu ý thuốc Aspirin không được sử dụng cho trẻ em. Do thành phần của thuốc có khả năng gây ra kích ứng cho dạ dày và nhiều tác dụng phụ lên cơ thể bé. Không những thế, nó còn tăng nguy cơ khiến trẻ mắc hội chứng Reye ảnh hưởng đến tính mạng.

  • Thuốc chống thấp khớp DMARDs

Dựa trên mục đích làm chậm quá trình viêm khớp dạng thấp phát triển ở trẻ, bác sĩ sẽ cho trẻ sử dụng thuốc trong nhóm chống thấp khớp DMARDs.

Tuy nhiên do loại thuốc này phát huy tác dụng chậm nên cần nhiều thời gian hơn so với các loại thuốc khác. Bệnh nhân thường được kê toa sử dụng kết hợp giữa thuốc chống thấp khớp chung với thuốc chống viêm non – steroid.

Sử dụng thuốc Tây điều trị viêm khớp dạng thấp ở trẻ em
Nên sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ để chữa viêm khớp dạng thấp cho trẻ em

Hai loại thuốc chống viêm được sử dụng phổ biến là Methotrexate và Sulfasalazine. Trẻ nhỏ sẽ sử dụng liều lượng khác nhau dựa trên mức độ của bệnh và độ tuổi hiện tại của trẻ.

Không nên tự ý cho trẻ sử dụng thuốc thấp khớp và chống viêm bừa bãi, có thể khiến bệnh nghiêm trọng và nguy hiểm hơn là dẫn đến các tác dụng phụ không mong muốn. Chính vì vậy, ba mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để có phương pháp điều trị an toàn, hiệu quả hơn.

  • Thuốc corticosteroid

Chỉ sử dụng loại thuốc này với trường hợp bệnh viêm khớp dạng thấp ở trẻ chuyển biến nặng. Lúc này bệnh có khả năng dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Thuốc có dạng viên uống hoặc tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch.

Tùy trường hợp mà trẻ sẽ được hướng dẫn điều trị. Thuốc sẽ giúp bệnh nhân cải thiện tình trạng sưng, viêm khớp hiệu quả, giảm đau và hạn chế nguy cơ xơ cứng khớp.

Tuy nhiên, cũng như các loại thuốc trên, thuốc corticosteroid cũng nên được sử dụng đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Nếu sử dụng bừa bãi có thể dẫn đến tác dụng phụ, đặc biệt đối với trẻ nhỏ, cơ thể chưa phát triển toàn diện.

  • Thuốc sinh học

Thuốc có khả năng tác động và can thiệp vào phản ứng viêm trong cơ thể nhờ các thành phần tá dược có trong đó. Chính nhờ điều này mà tình trạng bệnh của trẻ được cải thiện, giảm viêm, sưng và dịu cơn đau. Một số loại thuốc sinh học như: Anakinra, abatacept, adalimumab,..được dùng để điều trị viêm khớp dạng thấp ở trẻ em.

2. Vật lý trị liệu

Ngoài việc sử dụng thuốc Tây theo chỉ định, trẻ em sẽ được bác sĩ yêu cầu thực hiện thêm vật lý trị liệu giúp phục hồi chức năng, rút ngắn thời gian điều trị. Phương pháp này mang lại hiệu quả cao, giúp kiểm soát bệnh cũng như phòng ngừa các biến chứng.

Các biện pháp được áp dụng như:

  • Chườm nóng/ lạnh

Cách này có thể áp dụng tại nhà. Dưới tác dụng của nhiệt độ tình trạng sưng viêm sẽ được cải thiện, đồng thời nó còn gây tê giúp giảm đau cho trẻ.

Vật lí trị liệu chữa viêm khớp dạng thấp ở trẻ em
Chườm nóng lạnh giúp giảm sưng, giảm đau do viêm khớp dạng thấp gây ra ở trẻ

Khi chườm nóng, bạn sử dụng chai thủy tinh có nắp đậy, đổ một ít nước ấm vào chườm trực tiếp lên vùng bị sưng đau. Hoặc bạn có thể sử dụng túi chườm ấm sẽ tiện lợi hơn.

Chườm lạnh bạn cũng thực hiện tương tự, có thể sử dụng túi chườm chuyên dụng hoặc sử dụng một cái khăn sạch, cho vào một ít đá viên và chườm lên vùng cần điều trị.

  • Xoa bóp/ bấm huyệt

Bạn giúp trẻ xoa bóp xương khớp hoặc bấm vào những huyệt chủ đạo để giúp tuần hoàn máu tốt hơn, giảm đau và giảm sưng. Biện pháp này cũng giúp hạn chế tình trạng xương khớp bị xơ cứng, làm cho trẻ dễ chịu hơn.

  • Vận động, thể dục nhẹ nhàng

Dưới sự hướng dẫn của chuyên gia trị liệu, trẻ em sẽ thực hiện các động tác vận động và luyện tập thể dục. Thường thì trẻ sẽ được cho đi bộ, xoay khớp, kết hợp với một số bài tập đơn giản. Nhờ vào sự tăng cường vận động cũng như luyện tập thể dục sẽ tránh được tình trạng co cứng khớp. Giúp giảm đau và tuần hoàn máu trong cơ thể trẻ tốt hơn.

3. Phẫu thuật

Biện pháp này chỉ áp dụng đối với những trường hợp viêm khớp dạng thấp chuyển biến nặng ở trẻ em. Bác sĩ sẽ xem xét thực hiện dựa trên những tổn thương có nguy cơ biến chứng cao. Phẫu thuật sẽ giúp trẻ cải thiện chức năng của khớp, giảm đau và phục hồi khả năng vận động.

Phẫu thuật viêm khớp dạng thấp ở trẻ em
Phẫu thuật được áp dụng khi tình trạng viêm khớp dạng thấp ở trẻ chuyển biến nặng

Các phương pháp phẫu thuật:

  • Phẫu thuật nội soi: Để loại bỏ phần lớp lót bị viêm bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật nội soi. Thông thường vị trí thường là ở khuỷu tay, khớp đầu gối và cổ, hông, ngón tay.
  • Phẫu thuật sửa chữa gân: Các gân xung quanh khớp dễ bị vỡ hoặc hỏng do những tổn thương và viêm khớp. Phẫu thuật sẽ giúp sửa chữa lại những đường gân bị ảnh hưởng đó.
  • Phẫu thuật chỉnh trục: Phương pháp này còn được gọi là phẫu thuật cầu chì, giúp điều chỉnh và ổn định lại khớp, giảm đau cho trẻ. Đây là sự lựa chọn nếu không thể thực hiện phẫu thuật thay khớp.
  • Phẫu thuật thay thế toàn bộ khớp: Bằng cách loại bỏ những tổn thương của khớp, bác sĩ sẽ chèn một bộ phận giả vào vị trí đó (kim loại hoặc nhựa) để khôi phục chức năng cho xương khớp.

Phòng ngừa viêm khớp dạng thấp ở trẻ em

Viêm khớp dạng thấp sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt và cuộc sống của trẻ. Đây là căn bệnh khó chữa khỏi hoàn toàn, do đó ba mẹ nên có biện pháp phòng tránh từ đầu để bảo vệ sự phát triển bình thường con:

Phòng ngừa viêm khớp dạng thấp ở trẻ em
Theo dõi những dấu hiệu bất thường trên cơ thể trẻ để kịp thời có biện pháp chữa trị
  • Cho trẻ uống đủ nước: Khi cơ thể mất nước sẽ tạo cơ làm suy giảm sụn, thoái hóa khớp sớm. Do nước chiếm đến 70% trong thành phần sụn. Tạo thói quen uống nước tinh khiết thay cho các loại nước ngọt sẽ cải thiện sức khỏe cho trẻ, tránh được các bệnh liên quan đến xương khớp.
  • Cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ nhỏ: Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin và canxi giúp xương khớp chắc khỏe hơn, ngăn ngừa viêm khớp dạng thấp cho trẻ. Bên cạnh đó, bạn nên hạn chế cho trẻ ăn những thực phẩm chế biến sẵn, ăn thức ăn nhiều muối, dầu mỡ,…
  • Tập luyện thể thao cùng trẻ: Để tăng cường hệ miễn dịch xương khớp cho trẻ, bạn nên cùng chơi thể thao với trẻ. Cho trẻ vận động, cười đùa sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, xương khớp dẻo dai hơn, tinh thần sảng khoái thì ăn uống sẽ ngon miệng hơn.
  • Giữ ấm cho trẻ khi nhiệt độ thay đổi lạnh hơn, và cho trẻ mặc đồ thoáng mát khi nhiệt độ tăng. Bởi vì điều kiện sống cũng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em, đặc biệt ảnh hưởng trực tiếp đến xương khớp ngay từ thời kỳ chưa thành niên.
  • Giữ trọng lượng ổn định cho trẻ, không để trẻ thừa cân, béo phì. Bởi vì đây là một trong những nguyên nhân có thể dẫn đến viêm khớp dạng thấp ở trẻ.

Hy vọng những thông tin về bệnh viêm khớp dạng thấp ở trẻ em trên đây đã giúp ích được cho bạn. Hãy theo dõi tình trạng sức khỏe của con để sớm phát hiện bệnh và điều trị kịp thời. Đồng thời, khi thấy những dấu hiệu bất thường trên cơ thể trẻ, hãy đưa bé đến gặp bác sĩ, đừng tự ý chữa trị có thể gây ra hậu quả đáng tiếc.

Có thể bạn quan tâm:

  • Viêm khớp háng: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và xử lý
  • Viêm khớp gối: Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị