Viêm khớp háng: Nguyên nhân, dấu hiệu và phương pháp điều trị
Viêm khớp háng là tình trạng khớp háng bị tổn thương dẫn đến sưng viêm, đau nhức. Nắm rõ nguyên nhân, dấu hiệu sẽ giúp bạn điều trị hiệu quả.
Viêm khớp háng là gì?
Viêm khớp háng là tình trạng khớp háng bị tổn thương, sưng viêm và đau nhức do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tổn thương ở khớp không chỉ gây ra các triệu chứng khó chịu mà còn làm giảm khả năng vận động và gây khó khăn khi đi lại.
Triệu chứng và cách điều trị của bệnh viêm khớp háng phụ thuộc hoàn toàn vào mức độ cơn đau và nguyên nhân cụ thể. Nếu xảy ra do viêm nhiễm hoặc chấn thương, tình trạng này có thể thuyên giảm sau một thời gian nhất định.
Tuy nhiên, trong trường hợp viêm đau khớp háng xảy ra do rối loạn tự miễn hoặc thoái hóa, tổn thương ở khớp hầu như không thể điều trị hoàn toàn. Lúc này, mục tiêu chính của quá trình điều trị là giảm cơn đau, cải thiện khả năng vận động và bảo tồn cấu trúc khớp.
Dựa vào nguyên nhân, viêm khớp háng được chia thành nhiều loại như:
- Viêm khớp háng do thoái hóa (thoái hóa khớp háng)
- Viêm khớp nhiễm khuẩn
- Viêm khớp dạng thấp
- Viêm khớp vẩy nến
Nguyên nhân gây viêm khớp háng
Viêm khớp háng có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó phổ biến nhất là do quá trình thoái hóa và chấn thương. Ngoài ra, bệnh lý này cũng có thể khởi phát do một số nguyên nhân và yếu tố rủi ro khác.
Một số nguyên nhân phổ biến gây viêm khớp háng, bao gồm:
- Do quá trình thoái hóa: Theo thời gian, hệ thống xương khớp nói chung và khớp háng nói riêng có xu hướng suy yếu dần. Tình trạng này khiến ổ khớp mất cân bằng, xơ hóa mô sụn, dễ ma sát mạnh vào nhau khi đi lại, cử động và gây ra hiện tượng viêm đau. Viêm khớp háng do thoái hóa còn được gọi là thoái hóa khớp háng. Bệnh lý này thường xảy ra ở người cao tuổi và có tiến triển chậm, dai dẳng.
- Chấn thương: Chấn thương là một trong những nguyên nhân phổ biến gây viêm khớp háng. Tác động cơ học mạnh có thể khiến ổ khớp bị kích thích, gây nứt mô sụn, giãn dây chằng và bầm tím các mô mềm bao xung quanh.
- Nhiễm trùng: Nhiễm trùng có thể khiến khớp háng bị viêm sưng, đau nhức và giảm khả năng vận động. Tác nhân phổ biến gây viêm nhiễm khớp háng là lậu cầu (chiếm đến 70 – 75%), tụ cầu vàng, phế cầu, liên cầu, trực trùng coli, trực khuẩn mủ xanh, thương hàn,… Viêm khớp háng do nhiễm khuẩn thường xảy ra sau chấn thương, can thiệp thủ thuật ngoại khoa hoặc khởi phát sau nhiễm trùng da, mô mềm.
- Rối loạn tự miễn: Ngoài ra, viêm khớp háng cũng có thể là hệ quả do rối loạn tự miễn. Tình trạng này xảy ra khi hệ miễn dịch tự tạo ra kháng thể tấn công vào các mô sụn, dây chằng và mô mềm bao xung quanh khiến khớp bị sưng viêm và đau nhức. Viêm khớp háng do tự miễn có thể là viêm khớp vảy nến, viêm khớp dạng thấp hoặc tổn thương khớp do lupus ban đỏ và một số bệnh lý tự miễn khác.
Ngoài những nguyên nhân trên, viêm khớp háng cũng có thể xảy ra khi một số yếu tố thuận lợi như:
- Tính chất công việc thường xuyên phải mang vác vật nặng, ngồi nhiều, đứng quá lâu hoặc phải lao động liên tục trong một thời gian dài.
- Thừa cân – béo phì có thể làm tăng áp lực lên khớp háng khiến khớp dễ bị đau nhức và tổn thương khi có tác động.
- Di truyền cũng là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ viêm khớp háng. Thống kê cho thấy, đa phần các trường hợp mắc các bệnh lý này đều có tiền sử gia đình bị các dạng viêm khớp mãn tính do thoái hóa hoặc rối loạn tự miễn.
- Nguy cơ bị viêm khớp háng có thể tăng lên trong giai đoạn phụ nữ mang thai và tiền mãn kinh do áp lực từ cân nặng và sự sụt giảm nghiêm trọng của hormone estrogen.
Trên thực tế, rất hiếm có trường hợp chỉ khởi phát bệnh do một nguyên nhân cụ thể. Đa phần các trường hợp viêm khớp háng đều là hệ quả do nhiều yếu tố và nguyên nhân cộng hưởng.
Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm khớp háng
Triệu chứng của viêm khớp háng phụ thuộc vào mức độ tổn thương ở ổ khớp và nguyên nhân cụ thể. Viêm khớp háng do quá trình lão hóa và rối loạn tự miễn thường khởi phát triệu chứng chậm và không có tính điển hình cao. Trong khi đó, viêm khớp háng do chấn thương và nhiễm khuẩn thường phát sinh triệu chứng đột ngột và dễ nhận biết.
Các triệu chứng thường gặp của bệnh viêm khớp:
- Đau nhức ở khớp háng: Đau nhức là triệu chứng thường gặp nhất của bệnh viêm khớp háng. Tổn thương ở ổ khớp có thể khiến khớp bị đau nhức khi cử động và đi lại. Mức độ đau có xu hướng giảm khi nghỉ ngơi và tăng lên hơn khi đi lại, vận động mạnh.
- Khớp sưng đỏ: Bề mặt da bên ngoài khớp có xu hướng sưng đỏ và nóng hơn so với những vùng da xung quanh. Triệu chứng này là hệ quả do ổ khớp tăng ma sát khi vận động, nhiễm trùng hoặc do tác động cơ học mạnh. Nếu xảy ra do chấn thương, bề mặt da bao xung quanh khớp thường có vết xây xước và bầm tím.
- Cứng khớp: Cứng khớp là triệu chứng thường gặp của bệnh viêm khớp háng do thoái hóa, chấn thương và rối loạn tự miễn. Tình trạng này thường xảy ra sau khi ngủ dậy và có xu hướng giảm dần khi xoa bóp trong 10 – 15 phút.
- Hạn chế khả năng vận động: Hầu hết các trường hợp bị viêm khớp háng đều có xu hướng làm giảm khả năng và phạm vi vận động. Ban đầu, bệnh chỉ gây khó khăn khi thực hiện những hoạt động phức tạp như xoay người, mang vác nặng nhưng nếu không khắc phục, tổn thương ở khớp háng có thể trở nên nghiêm trọng và ảnh hưởng đến các hoạt động thông thường như ngồi, đi lại,…
- Một số triệu chứng khác: Ngoài ra viêm khớp háng còn có thể gây ra một số triệu chứng khác như đi lại khập khiễng, khớp có dấu hiệu tràn dịch, phát ra âm thanh khi cử động,…
Trong trường hợp viêm khớp háng xảy ra do nhiễm trùng và tự miễn, bệnh nhân có thể gặp phải một số triệu chứng khác như:
- Cơ thể mệt mỏi
- Da nổi các nốt thấp khớp (u hạt hoại tử)
- Hội chứng nhiễm trùng (lưỡi bẩn, hơi thở hôi, môi khô, sốt kèm rét run)
- Một số trường hợp có thể nổi mụn mủ và ban đỏ ngoài da cùng với các triệu chứng ở đường tiết niệu như đái máu – mủ, đái rắt, đái buốt,…
Viêm khớp háng có nguy hiểm không?
Viêm khớp háng là bệnh lý khá phổ biến, ảnh hưởng chủ yếu đến người trung niên và người cao tuổi. Theo các chuyên gia Cơ xương khớp, mức độ nguy hiểm của bệnh lý phụ thuộc vào nguyên nhân cụ thể.
Nếu xảy ra do chấn thương và ảnh hưởng của quá trình thoái hóa, bệnh chỉ gây đau nhức, tê cứng khớp, giảm khả năng vận động và hầu như không đe dọa đến sức khỏe. Tuy nhiên, thương tổn ở khớp háng có thể nghiêm trọng dần theo thời gian gây hạn chế khả năng đi lại, vận động và tăng nguy cơ teo cơ, tàn phế.
Trong trường hợp viêm khớp háng xảy ra do rối loạn tự miễn, bệnh không chỉ gây tổn thương ở khớp mà còn có thể làm tổn thương da, thận và một số cơ quan nội tạng khác. Không giống với viêm khớp háng do thoái hóa hay chấn thương, viêm khớp do rối loạn tự miễn có thể đe dọa đến sức khỏe và tính mạng nếu không kịp thời điều trị. Mặc dù có mức độ nguy hiểm nhưng đa phần các bệnh xương khớp tự miễn đều có tiến triển chậm và có thể kiểm soát bằng cách sử dụng thuốc.
Viêm khớp háng do nhiễm trùng được đánh giá là nguyên nhân nguy hiểm nhất. Vi khuẩn không chỉ gây tổn thương ổ khớp mà còn tấn công vào tuần hoàn máu và các cơ quan ở đường tiết niệu – sinh dục. Nếu xử lý sớm, hiện tượng nhiễm trùng ở khớp háng sẽ được điều trị hoàn toàn mà không để lại di chứng. Ngược lại trong trường hợp chậm trễ, vi khuẩn có thể đi vào tuần hoàn, thận và gây ra các biến chứng nặng nề như nhiễm trùng huyết, viêm cầu thận và đe dọa trực tiếp đến tính mạng.
Mặc dù có diễn tiến nhanh, triệu chứng bùng phát đột ngột và mức độ nặng nề nhưng viêm khớp háng do nhiễm trùng có thể khắc phục hoàn toàn. Trong khi đó, viêm khớp háng do thoái hóa và rối loạn tự miễn không có khả năng chữa trị dứt điểm mà chủ yếu tập trung cải thiện triệu chứng và bảo tồn chức năng vận động.
Chẩn đoán bệnh viêm khớp háng
Chẩn đoán viêm khớp háng được thực hiện nhằm xác định nguyên nhân và mức độ tổn thương của khớp. Đầu tiên, bác sĩ sẽ thu thập các triệu chứng lâm sàng, tiền sử bệnh lý cá nhân và gia đình. Sau đó, bác sĩ có thể chỉ định một số kỹ thuật chẩn đoán như:
- Khám thực thể: Bác sĩ sẽ quan sát bề ngoài của khớp háng, ấn hoặc sờ nhằm xác định mức độ đau và các triệu chứng đi kèm. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể yêu cầu bệnh nhân thực hiện một số hoạt động nhằm đánh giá chức năng khớp và sức mạnh của cơ bắp.
- Xét nghiệm hình ảnh: Các xét nghiệm hình ảnh như siêu âm khớp, chụp X-Quang, CT, MRI và chụp xạ hình xương giúp bác sĩ quan sát ổ khớp và các cơ quan xung quanh. Xét nghiệm hình ảnh là một trong những thủ thuật có giá trị trong chẩn đoán nguyên nhân gây viêm khớp háng.
- Xét nghiệm dịch khớp: Xét nghiệm dịch khớp có thể phát hiện viêm khớp háng do nhiễm trùng, rối loạn tự miễn và chấn thương. Nếu do viêm nhiễm, dịch khớp thường chứa số lượng bạch cầu cao và có vi khuẩn. Trong trường hợp xảy ra do rối loạn tự miễn, dịch khớp thường chứa nhiều kháng thể cùng với tế bào bạch cầu. Viêm khớp háng do chấn thương thường có dịch khớp màu đỏ (do chảy máu).
- Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu được thực hiện để xác định hoặc loại trừ viêm khớp háng do nhiễm khuẩn và rối loạn tự miễn. Nếu xảy ra do nhiễm trùng, xét nghiệm máu thường cho thấy tỷ lệ bạch cầu trung tính tăng, số lượng bạch cầu và tốc độ lắng máu tăng. Trong trường hợp xảy ra do rối loạn tự miễn, xét nghiệm này có thể cho một số kết quả như có kháng thể kháng nhân, yếu tố thấp khớp và protein phản ứng C.
Trong trường hợp cụ thể, bác sĩ có thể đề nghị thực hiện một số kỹ thuật chẩn đoán khác tùy thuộc vào triệu chứng lâm sàng và tiền sử bệnh lý của từng trường hợp.
Cách phương pháp điều trị viêm khớp háng
Điều trị viêm khớp háng phụ thuộc hoàn toàn vào nguyên nhân và triệu chứng cụ thể. Các phương pháp điều trị phổ biến, bao gồm:
1. Sử dụng thuốc điều trị viêm khớp háng
Thuốc được sử dụng trong điều trị viêm khớp háng với mục đích chính là giảm đau, làm chậm tiến triển của bệnh và loại bỏ ổ vi khuẩn (trong trường hợp viêm khớp nhiễm khuẩn). Ngoài ra, bác sĩ sẽ dựa vào một số yếu tố khác như độ tuổi, khả năng đáp ứng,… của từng trường hợp để chỉ định loại thuốc và hiệu chỉnh liều lượng phù hợp.
Các loại thuốc thường được dùng để điều trị viêm khớp háng:
- Thuốc giảm đau: Thuốc giảm đau được sử dụng trong hầu hết các trường hợp bị viêm khớp háng. Dựa vào mức độ cơn đau và tình trạng sức khỏe, bác sĩ có thể chỉ định thuốc giảm đau Paracetamol, thuốc chống viêm không steroid, thuốc giảm đau thần kinh và thuốc giảm đau gây nghiện. Nhóm thuốc này chỉ giúp cải thiện cơn đau và không tác động đến tổn thương ở ổ khớp nên chỉ được sử dụng trong điều trị ngắn hạn.
- Thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm (DMARDs): DMARDs được sử dụng trong trường hợp viêm khớp háng xảy ra do rối loạn tự miễn (viêm khớp dạng thấp, viêm khớp vảy nến). Nhóm thuốc này tác động đến hệ miễn dịch nhằm ngăn chặn quá trình phá hủy mô sụn, xương và một số cơ quan khác trong cơ thể. Các loại thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm thường được sử dụng gồm có Azathioprine, Sulfasalazine and Methotrexate.
- Corticosteroid dạng tiêm, uống: Corticosteroid là hoạt chất tổng hợp có cơ chế tương tự hormone cortisone được tuyến thượng thận sản sinh. Loại thuốc này thường được dùng ở dạng tiêm, uống và được chỉ định khi các loại thuốc giảm đau, chống viêm không đem lại hiệu quả. Tiêm corticosteroid có khả năng kháng viêm nhanh chóng. Tuy nhiên, loại thuốc này tiềm ẩn nhiều rủi ro và biến chứng nặng nề nên chỉ được sử dụng trong trường hợp cần thiết.
- Thuốc kháng sinh: Kháng sinh được sử dụng đối với viêm khớp háng do nhiễm khuẩn. Trước khi chỉ định kháng sinh, bác sĩ buộc phải nuôi cấy dịch khớp nhằm xác định chủng vi khuẩn gây bệnh và đánh giá mức độ nhạy cảm. Các loại kháng sinh thường được dùng để điều trị viêm khớp háng do nhiễm trùng gồm có Oxicallin, Nafcillin, Clindamycin, Vancomycin, Teicoplanin, Cefrazidim, Ciprofloxacin, Gentamycin,… Trong trường hợp khớp có mủ, bác sĩ sẽ tiến hành hút/ dẫn lưu khớp hoặc nội soi rửa khớp.
- Thuốc chống thoái hóa tác dụng chậm: Đối với viêm khớp háng do thoái hóa, bệnh nhân có thể sử dụng một số loại thuốc chống thoái hóa tác dụng chậm như Glucosamine, Chondroitin, MSM,… Các hoạt chất này có khả năng tái tạo, phục hồi tổn thương ở mô sụn, cải thiện độ đặc của xương, tăng độ dẻo dai và đàn hồi của hệ thống xương khớp. Thuốc chống thoái hóa đem lại hiệu quả chậm nên thường được sử dụng trong một thời gian dài.
Dựa vào triệu chứng cụ thể, bác sĩ có thể chỉ định thêm một số loại khác như thuốc giãn cơ, viên uống bổ sung vitamin D, canxi,…
2. Vật lý trị liệu
Đối với viêm khớp háng do chấn thương, thoái hóa và rối loạn tự miễn, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc với phương pháp vật lý trị liệu. Mục đích chính của phương pháp này là cải thiện triệu chứng, hạn chế nguy cơ lạm dụng thuốc giảm đau – chống viêm và phục hồi khả năng vận động của khớp.
Các kỹ thuật vật lý trị liệu thường được chỉ định đối với bệnh nhân viêm khớp háng:
- Châm cứu
- Massage trị liệu
- Kích thích dây thần kinh qua da (TENS)
- Điện trị liệu
- Siêu âm trị liệu
- Chiếu tia hồng ngoại
- Tiêm tế bào gốc
- Xoa bóp bấm huyệt
- Cấy chỉ
Bên cạnh các kỹ thuật này, bệnh nhân sẽ được bác sĩ vật lý trị liệu hướng dẫn một số bài tập nhằm giảm đau nhức, cải thiện khả năng và phạm vi vận động. Các bài tập này còn giúp làm chậm quá trình lão hóa và hỗ trợ kiểm soát tiến triển của bệnh.
3. Phẫu thuật chữa viêm khớp háng
Rất ít trường hợp viêm khớp háng phải can thiệp phẫu thuật. Hiện nay, điều trị ngoại khoa chỉ được thực hiện đối với thoái hóa khớp háng có mức độ nặng, tổn thương mô sụn nghiêm trọng và không còn khả năng hồi phục. Ngoài ra, phẫu thuật cũng được cân nhắc khi khớp bị biến dạng, ổ khớp vỡ, nứt do chấn thương và các trường hợp viêm khớp nhiễm khuẩn dẫn lưu dịch nhiều lần nhưng thất bại.
Các phương pháp phẫu thuật chữa viêm khớp háng phổ biến:
- Cắt bỏ gai xương
- Chỉnh hình cấu trúc ổ khớp
- Thay khớp háng nhân tạo (một phần hoặc toàn phần)
- Mài sụn khớp
- Nội soi khớp nhằm dẫn lưu mủ và dịch khớp bị viêm nhiễm
- Phẫu thuật mở khớp nhằm loại bỏ tổ chức nhiễm khuẩn
Phẫu thuật có thể cải thiện cấu trúc khớp, giảm triệu chứng và phục hồi khả năng vận động. Tuy nhiên, can thiệp ngoại khoa có chi phí cao và tiềm ẩn nhiều rủi ro, biến chứng. Chính vì vậy, bệnh nhân chỉ nên thực hiện biện pháp này khi có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
4. Một số biện pháp hỗ trợ
Ngoài các phương pháp y tế, bạn cũng có thể làm giảm triệu chứng và hỗ trợ kiểm soát tiến triển của bệnh viêm khớp háng với những biện pháp sau:
- Chườm ấm/ chườm lạnh: Chườm khăn ấm và túi lạnh lên vùng khớp háng trong 15 – 20 phút có thể làm giảm hiện tượng viêm sưng, tê cứng khớp và đau nhức rõ rệt. Biện pháp này tương đối an toàn và có thể thực hiện nhiều lần trong ngày.
- Giảm cân: Thừa cân – béo phì làm tăng áp lực lên ổ khớp, kích thích cơn đau bùng phát và thúc đẩy tốc độ thoái hóa mô sụn. Vì vậy, bệnh nhân cần xây dựng chế độ ăn uống và tập luyện phù hợp để kiểm soát cân nặng nhằm hỗ trợ quá trình điều trị.
- Sử dụng thiết bị hỗ trợ: Trong trường hợp cần thiết, bệnh nhân có thể sử dụng nạng để làm giảm áp lực lên vùng khớp bị tổn thương và đau nhức. Hoặc mang nẹp để cố định khớp nhằm giảm mức độ chèn ép lên mô sụn và thúc đẩy tốc độ phục hồi, tái tạo.
- Thay đổi thói quen: Thực tế cho thấy, viêm khớp háng có thể nghiêm trọng hơn nếu tiếp tục duy trì những thói quen xấu. Vì vậy để hỗ trợ quá trình điều trị, bệnh nhân cần thay đổi các thói quen như ngồi xổm, mang vác vật nặng, lao động quá mức và cần hạn chế các hoạt động làm tăng mức độ chèn ép lên khớp háng như cúi gập người, xoay người và đá chân đột ngột.
Phối hợp đồng thời các biện pháp hỗ trợ cùng với phương pháp chuyên sâu giúp làm tăng hiệu quả điều trị, hỗ trợ kiểm soát triệu chứng và tiến triển của bệnh.
5. Điều trị viêm khớp háng bằng thuốc Đông y
Đông y chữa bệnh xương khớp, viêm khớp háng theo hướng bảo tồn với nguyên tắc điều trị sâu, loại bỏ bệnh từ căn nguyên, đề cao khả năng tự phục hồi của cơ thể. Từ đó vừa loại bỏ triệu chứng bên ngoài, vừa giúp trị bệnh dứt điểm và ngăn ngừa bệnh tái phát.
Theo lương y Đỗ Minh Tuấn, giám đốc nhà thuốc Đỗ Minh Đường chia sẻ: Y học cổ truyền điều trị viêm khớp háng bằng cách sử dụng các bài thuốc từ thảo dược, gia giảm thành phần và liều lượng phù hợp với từng cơ địa, tình trạng bệnh của mỗi người. Thuốc có tác dụng trừ phong thấp, lưu thông khí huyết và kinh lạc, đồng thời phục hồi ngũ tạng và nâng cao sức khỏe cho người bệnh. Vì vậy, thuốc Đông y không chỉ an toàn mà còn mang lại hiệu quả bền vững.
Hiện nay, bài thuốc chữa viêm khớp của Đỗ Minh Đường được đánh giá cao hơn cả bởi lối đi đúng hướng của y học dân tộc, các bài thuốc được bào chế dựa trên nguyên tắc điều trị của Đông y và học hỏi thêm y học hiện đại nhằm mang lại kết quả chữa bệnh toàn diện.
Bài thuốc gia truyền 150 năm đặc trị viêm khớp của Đỗ Minh Đường là sự kết hợp 4 phương thuốc nhỏ theo tỷ lệ Vàng, gồm:
- Thuốc đặc trị Viêm khớp
- Thuốc bổ gan giải độc
- Thuốc bổ thận dưỡng huyết
- Thuốc kiện tỳ ích tràng
Thành phần thuốc hoàn toàn từ tự nhiên, gồm 20 – 30 loại thảo dược, không chứa chất bảo quản, không lẫn tân dược. Các dược liệu quý có trong bài thuốc như: Dây đau xương, xích đồng, gối hạc, bồ công anh, phòng phong, hạnh phúc, phục linh, sài đất, cà gai… Tất cả dược liệu đều có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo chất lượng và đạt tiêu chuẩn của Bộ Y tế.
Công dụng bài thuốc Viêm khớp Đỗ Minh:
- Trừ phong thấp, kháng viêm, tiêu sưng và giảm đau.
- Lưu thông khí huyết, thông kinh, mạnh gân cốt.
- Hỗ trợ tái tạo dịch nhầy và sụn khớp, giúp khớp háng chắc khỏe.
- Bồi bổ và phục hồi gan, thận, kiện tỳ tiêu thực, nâng cao hệ tiêu hóa.
- Tăng cường sức đề kháng, dự phòng tái phát.
Nhằm mang đến sự tiện lợi cho người bệnh, nhà thuốc Đỗ Minh Đường còn giúp hỗ trợ bào chế sẵn dạng cao, đựng trong lọ thủy tinh nhỏ gọn. Người bệnh không cần đun sắc phức tạp, chỉ cần hòa thuốc với nước ấm là dùng ngay. Với dạng cao nguyên chất, thuốc sẽ nhanh chóng thẩm thấu vào dạ dày, giúp phát huy công dụng tối đa.
Tùy vào cơ địa, tình trạng bệnh của mỗi người mà các lương y sẽ gia giảm liều lượng và đưa ra liệu trình phù hợp. Nếu bệnh nhẹ chỉ cần điều trị trong 2 – 3 tháng là khỏi, với bệnh viêm khớp nghiêm trọng thì thời gian dùng thuốc sẽ dài hơn.
Bên cạnh uống bài thuốc gia truyền, Đỗ Minh Đường còn kết hợp liệu pháp vật lý trị liệu (châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt) và chế độ ăn uống, tập luyện tại nhà khoa học để bệnh mau chóng khỏi.
Hiệu quả của bài thuốc chữa viêm khớp đã được chứng minh qua hơn một thế kỷ. Hàng ngàn người bệnh đã hết hẳn đau nhức xương khớp nhờ sử dụng bài thuốc theo đúng hướng dẫn của lương y. Trong đó có nghệ sĩ Xuân Hinh – diễn viên hài nổi tiếng.
[Bệnh nhân chia sẻ về hiệu quả điều trị bệnh xương khớp tại Đỗ Minh Đường]
Nhờ sự uy tín và chất lượng, Đỗ Minh Đường đã được nhiều kênh truyền hình mời tư vấn sức khỏe như VTV2, VTC2, Hà Nội 1. Đặc biệt năm năm 2017, nhà thuốc nhận cúp Vàng giải thưởng “Sản phẩm tin cậy – dịch vụ hoàn hảo – nhãn hiệu ưa dùng” do Tạp chí Sở hữu trí tuệ và sáng tạo trao tặng.
Nếu người bệnh quan tâm đến bài thuốc chữa viêm khớp háng của Đỗ Minh Đường, có thể truy cập website: https://dominhduong.com. Hoặc gọi đến số Hotline: 0963 302 349 (Hà Nội); 0938 449 768 (Hồ Chí Minh) để được tư vấn MIỄN PHÍ.
Chế độ chăm sóc và phòng ngừa viêm khớp háng
Viêm khớp háng ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng vận động, đi lại và sinh hoạt. Hơn nữa, bệnh lý này kéo dài còn có thể làm hiệu suất lao động, tác động tiêu cực đến chất lượng giấc ngủ và yếu tố tâm lý.
Thống kê cho thấy, hầu hết các trường hợp bị viêm khớp háng đều không thể điều trị hoàn toàn (do thoái hóa và rối loạn tự miễn). Chính vì vậy bên cạnh các phương pháp y tế, cần xây dựng chế độ chăm sóc khoa học. Bên cạnh việc hỗ trợ điều trị, lối sống lành mạnh còn giúp nâng cao sức khỏe và phòng ngừa các bệnh lý xương khớp cấp tính, mãn tính khác.
Chế độ chăm sóc và phòng ngừa bệnh viêm khớp háng:
- Dành thời gian nghỉ ngơi – đặc biệt là khi các triệu chứng bùng phát mạnh.
- Cân đối thời gian làm việc và tránh các hoạt động làm tăng áp lực lên khớp háng.
- Duy trì cân nặng vừa phải.
- Xây dựng chế độ ăn nhiều rau xanh, trái cây, cá, các loại hạt, đậu, ngũ cốc,… Không dùng nước ngọt có gas, thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, gia vị, rượu bia và cà phê. Các loại thực phẩm và đồ uống này có thể kích thích phản ứng viêm, thúc đẩy tốc độ lão hóa, gây tăng cân và làm giảm khả năng hấp thu dưỡng chất của xương.
- Nên thực hiện các bộ môn có cường độ nhẹ như bơi lội và yoga để cải thiện sức khỏe xương khớp nói chung và chức năng khớp háng nói riêng. Tránh tập các bộ môn làm tăng áp lực lên khớp háng như nâng tạ, chạy bộ,…
- Cần kiểm soát căng thẳng và tránh lo âu quá mức. Thực tế cho thấy, hệ thần kinh bị căng thẳng có thể kích thích các triệu chứng của viêm khớp háng bùng phát với mức độ nghiêm trọng và tần suất thường xuyên hơn.
- Thận trọng khi sinh hoạt, lao động và điều khiển phương tiện giao thông nhằm hạn chế nguy cơ chấn thương, tai nạn.
- Để phòng ngừa viêm khớp háng do nhiễm khuẩn, nên thực hiện thủ thuật ngoại khoa tại các cơ sở y tế uy tín. Đồng thời cần điều trị dứt điểm các tình trạng nhiễm khuẩn da, mô mềm và quan hệ tình dục an toàn (vi khuẩn lậu gây viêm khớp nhiễm khuẩn có khả năng lây qua đường tình dục).
- Tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ để được đánh giá tình trạng bệnh lý và đưa ra các phương án điều trị phù hợp.
Viêm khớp háng là bệnh lý tương đối phổ biến ở người trung niên và người cao tuổi. Bệnh lý này không chỉ ảnh hưởng đến khả năng vận động, đi lại mà còn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, cần chủ động tìm gặp bác sĩ chuyên khoa khi nhận thấy các triệu chứng bất thường.